Ngày xưa Sao Hỏa ẩm ướt và ấm cúng hơn bây giờ rất nhiều, có thể từng có sự sống

    Mers,  

    Ngày càng nóng hổi, đề tài nước biển và sự sống trên Sao Hỏa gần đây đã có những phát hiện có tính cách mạng.

    Những hình ảnh gửi trực tiếp từ các máy do thám tự động rover từ trước đến giờ đã vẽ cho chúng ta bức hình về một hành tinh khô cằn và lạnh lẽo. Tuy vậy, không khác gì câu châm ngôn “không nên đánh giá quyển sách qua bìa ngoài của nó”, bề mặt Sao Hỏa thay vì tiết lộ cho chúng ta về địa chất của hành tinh có thể đang che giấu một lịch sử thú vị hơn ta tưởng.

    Đất sét, hợp chất carbonate va câu chuyện về một Sao Hỏa biển xanh

     Sao Hỏa ngày xưa trông giống Sao Thủy hơn?

    Sao Hỏa ngày xưa trông giống Sao "Thủy" hơn?

    Sau khi phân tích các thông tin thu thập từ vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter, các nhà khoa học phát hiện một lớp đất sét và hợp chất carbonate dưới bề mặt hành tinh đỏ. Nhờ vào những học thuyết về địa chất, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cách đây chừng 3,8 tỷ năm, Sao Hỏa là một nơi ấm cúng và ẩm ướt hơn bây giờ rất nhiều.

    Rất có khả năng tại thời điểm ấy sự sống có tồn tại trên Sao Hỏa và thậm chí đến ngày nay sự sống ấy vẫn tồn tại ở đâu đó trên hành tinh. Điều này không hoàn toàn viển vông khi mà gần đây sau khi mở nắp” hang động 5,5 triệu năm trên trái đất, các sinh vật trong hang vẫn sinh sôi nảy nở dù đã phát triển với những đột biến nhằm thích ứng với môi trường mới.

    Phát hiện này ra đời từ sự hợp tác nghiên cứu giữa viện SETI (Tổ chức hoạt động với mục đích tìm sự sống trong vũ trụ) và Viện nghiên Cứu Georgia. Theo họ, một phần diện thích lớn từng được bao phủ bởi một lớp bùn đất phì nhiêu.

    Theo Janice Bishop một nhà nghiên cứu tại SETI: “Xác định được một lớp đất carbonate và đất sét cổ đại mở ra cho chúng ta một cửa sổ mới về lịch sử khí hậu trên Sao Hỏa. Và chắc chắn bề mặt Sao Hỏa không cằn cỗi và lạnh giá như hiện giờ”.

    Tranh cãi về một đại dương trong lịch sử Sao Hỏa cổ đại không mới nhưng gần đây những chứng cứ ủng hộ giả thiết lần đầu nhiều một cách áp đảo

     Vệ tinh nghiên cứu trị giá 750 triệu USD với thiết bị CRISM là chìa khóa cho phát hiện lần này.

    Vệ tinh nghiên cứu trị giá 750 triệu USD với thiết bị CRISM là chìa khóa cho phát hiện lần này.

    Từ trước đến nay, giả thiết về những con sông và biển nước dù phổ biến cũng chỉ dừng lại ở mức giả định. Đối với giới khoa học, chỉ một minh chứng thực sự về một tầng địa chất đáy biển gồm đất sét và đất carbonate mới có thể kết thúc các cuộc tranh luận về sự tồn tại của biển một lần và mãi mãi.

    Sự phát hiện gần đây của máy đo CRISM trên vệ tinh Sao Hỏa đã tạo nên một bước tiến lớn theo đúng hướng này. Cụ thể những tín hiệu hồng ngoại từ cấu trúc tinh thể của tầng địa chất tại các hố từng chịu nhiều trận va đập thiên thạch liên tiếp đã cho phép các nhà khoa học phân tích và tính toán về lịch sử địa chất trên hành tinh.

    Các hố càng bị va đập nhiều càng đào sâu xuống lớp đất ẩn sâu dưới bề mặt Sao Hỏa, thì lại càng giúp việc nghiên cứu tầng địa chất dễ dàng hơn đối với các nhà nghiên cứu. Cụ thể nhóm khoa học đã dồn sự tập trung của mình tới hố Huygens, vinh danh theo tên nhà thiên văn học Christiaan Huygens.

    Theo quan sát thu thập, lớp đá carbonate nằm rải rác khắp Sao Hỏa nhưng bị vùi dưới những lớp đất và thậm chí là hàng cây số dung nham nóng bỏng và đá phủ caprock cứng cáp.

     Hố thiên thạch Huygens hé lộ nhiều điều bí ẩn về hành tinh đỏ.

    Hố thiên thạch Huygens hé lộ nhiều điều bí ẩn về hành tinh đỏ.

    Đặc biệt theo giáo sư đứng đầu nghiên cứu James Wray: “Dọc theo hố Huyegens rộng 450 km, những tảng đá lộ ra từ các vụ thiên thạch chứa nhiều thành phần khoáng của đất xét hay hợp chất carbonate với sắt và canxi”.

    Những chứng cứ liệu tình cờ hay thực sự đưa ra kết luận về lịch sử đích thực của Sao Hỏa?

    Chỉ vài ngày trước đó các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về một cặp đôi sóng thần cực kỳ cao không khác gì cảnh trong bộ phim Interstellar.

    Được phỏng đoán xảy ra cách đay 3,4 tỷ năm, hai hai cuộn sóng cao hơn trăm mét có thể là lý do những đường vân bở biển xuất hiện ở độ cao bất thường nhu được phát hiện trên Sao Hỏa.

    Cùng với chứng cứ địa chất mới về sự tồn tại của một bể nước muối trong quá khứ Sao Hỏa, các nhà nghiên cứu sẽ sớm có những thông tin và công cụ cần thiết để xác định chính xác những nơi có khả năng ấp ủ sự sống lớn nhất trên Sao Hỏa.

     Công ty Martin-Lockheed tiếp tục muốn cử một vệ tinh nghiên cứu lên Sao Hỏa, nhưng lần này một đội nghiên cứu sẽ tham gia cuộc hành trình.

    Công ty Martin-Lockheed tiếp tục muốn cử một vệ tinh nghiên cứu lên Sao Hỏa, nhưng lần này một đội nghiên cứu sẽ tham gia cuộc hành trình.

    Và khi đó nếu sự sống vẫn còn tồn tại, chắc hẳn giới khoa học sẽ lần ra được dấu vết của chúng sớm.

    Tham khảo DailyMail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ