Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay

    ryankog,  

    Bạn có nghĩ rằng trong tương lai, điện thoại có thể thay thế máy chơi game không?

    Những chiếc điện thoại chơi game chuyên dụng đang có sự trở lại cực kỳ ấn tượng, với những tên tuổi lớn như Xiaomi, ASUS, Huawei,... tham gia vào cuộc chơi. Nhân dịp thị trường gaming smartphone ngày càng nhộn nhịp hơn, chúng ta hãy cùng làm một vài trận “song đấu" nho nhỏ giữa các gaming phone nổi bật và những máy chơi game cầm tay cùng thời, xem chúng có gì giống và khác nhau nhé.

    N-Gage vs. Game Boy Advance

    Nói đến game di động, không thể bỏ qua trò Snake lần đầu được giới thiệu trên Nokia 6110 vào năm 1998, nhưng Nokia N-Gage mới chính là chiếc điện thoại chuyên game “huyền thoại" từng khiến không ít người ao ước.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 1.

    Ở "góc đỏ võ đài", chúng ta có Nokia N-Gage, nhìn thiết kế của N-Gage, ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc máy chơi game cầm tay, đặc biệt là Game Boy Advance của Nintendo. Không ngoa khi nói rằng N-Gage chính là cú phản đòn của Nokia cho Nintendo. Cụm phím D-Pad và cách thiết kế giúp máy mang dáng vẻ rất chuyên nghiệp, nhưng phím bấm lại không thoải mái và hình dáng gây khó khăn khi thực hiện tác vụ cơ bản nhất là gọi điện.

    Dù vậy điểm mạnh của N-Gaga là hỗ trợ nhiều người chơi thông qua kết nối Bluetooth và có bộ sưu tập game khá đa dạng.

    Đối thủ của Nokia N-Gage ở góc xanh võ đài không ai khác, chính là chiếc Game Boy Advance lừng lẫy của Nintendo. Game Boy có màn hình lớn hơn, dù CPU yếu hơn khá nhiều, đổi lại thì thiết kế của máy cực kỳ phù hợp cho chơi game. Game Boy Advance cũng hỗ trợ nhiều người chơi thông qua cáp GameLink.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 2.

    Người chiến thắng: Game Boy Advance. Chiếc máy chơi game cầm tay của Nintendo bán được hàng chục triệu máy và tồn tại trong khoảng hơn một thập kỷ, trong khi đó N-Gage bị khai tử chỉ trong ít năm.

    Sony Ericsson Xperia Play vs. Sony PS Vita

    Sony cũng muốn đối đầu với Nintendo trong thị trường game di động. PSP không thể đánh bại NDS, do đó hãng cũng đã có một bước đi giống với Nokia - kết hợp smartphone và máy chơi game. Sony Ericsson Xperia Play mang thiết kế tương tự như PSP Go với màn hình trượt, cụm phím chơi game chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cấu hình của Xperia Play lại khá yếu để chơi game một cách hoàn hảo trên Android.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 3.

    Nếu so sánh với hệ máy cầm tay của Nintendo thì Xperia Play chắc chắn sẽ thua từ vòng gửi xe. Do đó, đối thủ của Sony Ericsson Xperia Play chính là Sony PS Vita ra mắt sau đó 1 năm. PS Vita mang dáng vẻ của một chiếc máy chơi game chuyên nghiệm, cùng với đó là đội ngũ các nhà phát triển nổi tiếng cung cấp các tựa game khủng như Call of Duty, Final Fantasy, God of War, Minecraft, Assassin’s Creed.

    Đáng tiếc là những game như thế này không hề xuất hiện trên Xperia Play, một điểm yếu chết người cho hệ máy chuyên game. Xperia Play sau này được dùng chủ yếu để chạy các ứng dụng giả lập những hệ máy game cũ.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 4.

    Người chiến thắng: Việc phải tự chiến đấu với mình đã là một thất bại, và cả hai hệ máy này đều không đạt được thành công.

    Asus ROG Phone vs. Nintendo Switch

    Cuối cùng, hãy điểm qua smartphone và máy chơi game ngày nay, đó chính là Asus ROG Phone và Nintendo Switch.

    Nintendo Switch là hệ máy rất thành công, giúp Nintendo xoá đi “vết nhơ” của Wii U. Nintendo Switch có thể biến từ một máy console để bàn thành máy cầm tay chỉ trong chớp mắt, do đó cũng có thể xem đây là máy chơi game di động. Nintendo Switch được hỗ trợ rất mạnh mẽ từ các nhà làm game nên có không ít game siêu hấp dẫn. Sức mạnh xử lý của Switch cũng rất tốt so với một thiết bị có khả năng di động cao.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 5.

    Ở bên kia chiến tuyến, chúng ta có chiếc Asus ROG Phone, gaming phone của Asus cũng hỗ trợ nhiều phụ kiện độc đáo và cấu hình thuộc hàng siêu mạnh. Thậm chí còn có phụ kiện màn hình phụ biến nó thành chiếc Nintendo 3DS. Nếu Xperia lấy cảm hứng từ console, thì ROG Phone chính là hiện thân của những cỗ PC gaming.

    Chiếc smartphone này có tầng số quét màn hình cao, chip được ép xung, tản nhiệt khí, dock để kết nối với màn hình, chuột và bàn phím. Tuy nhiên, khác với máy chơi game có vòng đời vài năm, điện thoại chỉ có vòng đời khoảng 1 năm và nhanh chóng lạc hậu khi có mẫu mới ra mắt năm sau. 

    Bên cạnh đó, thư viện game cũng là điều mà gaming phone khó so sánh được với máy chơi game chuyên nghiệp. Dù một số trò chơi có thể sẽ có lượng game thủ cực kỳ đông đảo, nhưng bạn cũng không cần phải có mẫu smartphone chuyên game mà vẫn có thể chơi được.

    Ngược dòng thời gian: Cuộc chiến không hồi kết giữa gaming phone và máy chơi game cầm tay - Ảnh 6.

    Người chiến thắng: Nintendo Switch. Dù thị trường gaming phone đang phát triển trở lại rất mạnh mẽ, nhưng vẫn thiếu một số yếu tố quan trọng như các đầu game và sự hỗ trợ lâu dài để có thể chiến thắng các máy chơi game di động chuyên nghiệp. 

    Bạn có nghĩ rằng trong tương lai, điện thoại có thể thay thế máy chơi game không?

    Tham khảo: GSMArena

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ