Người phụ nữ này tìm ra cách điều khiển tinh trùng bằng não bộ, biến nó thành tác phẩm nghệ thuật

    Dink,  

    Bình thường, phụ nữ cũng có thể dùng não bộ để điều khiển người đàn ông mà ...

    Với nghệ sĩ nghiên cứu nhiều ngành (transdisciplinary) Ani Liu, làm việc kết hợp với khoa học và kĩ thuật đã cho cô một hướng khám phá mới, một lĩnh vực xuyên suốt giữa nghiên cứu, văn hóa, và ứng dụng của những công nghệ mới đang được phát triển. Cô Liu hiện đang hoàn thành bằng Thạc sĩ tại Phòng thí nghiệm Truyền thông của Viện Công nghệ Massachusetts và những công việc, các dự án nghiên cứu và phát triển của cô bao gồm một khía cạnh mà chị gọi là “kể chuyện suy đoán”.

    Ani Liu đã có nhiều tác phẩm thể hiện vai trò của cơ thể người phụ nữ trong lịch sử của chính trị hay sự gia trưởng trong xã hội. Những sự kiện thời sự gần đây đã khiến cô nảy ra ý tưởng cho dự án này, một tác phẩm nghệ thuật mang tên “Điều khiển Tinh trùng bằng Suy nghĩ”.

    Tác phẩm Mind-Controlled Spermatozoa từ chị Ani Liu trên trang Vimeo.

    Mind-Controlled Spermatozoa from Ani Liu on Vimeo.

    Để thực hiện dự án này này, cô Liu đã sử dụng một máy điện não đồ EEG – một giao diện não bộ và máy tính để đo đạc những biển chuyển của điện tạo ra bởi suy nghĩ của con người – để điều khiển hoạt động của những con tinh trùng bơi trên một đồ thị có 2 trục XY.

    Qua một quá trình xử lý có tên galvanotaxis (tạm dịch là trục hướng điện với galvanotropism là tính hướng điện, axis là trục) – một quá trình cho phép hoạt động của một cơ thể sống đơn bào và các tế bào khác có thể bị chi phối bởi một trường điện. Những con tinh trùng kia được cô Liu lấy từ chồng mình đã bơi về hướng điện cực dương trên một mạch điện đặt dưới kính hiển vi.

    Bằng việc điều khiển dòng điện chạy giữa hai cực, các con tinh trùng bơi đổi hướng trái phải theo chính suy nghĩ của cô Liu, những suy nghĩ đã tạo ra những dòng điện nhỏ. Toàn bộ quá trình này được phóng lên và chiếu trong một phóng lớn, được cô Liu lưu lại bằng máy quay đặt trong phòng.

    Chị Liu cũng là người thiết kế nên mạch điện này và chị cũng thổ lộ rằng ý tưởng cũng một phần tới từ kĩ sư Ingmar Riedel-Kruse, người mà năm ngoái đã tạo nên một tổ hợp các trò chơi từ vi khuẩn – những sinh vật sống đơn bào. “Nghệ thuật cũng có thể giống khoa học chứ”, chị Liu nói. “Bạn có thể đưa ra một giả thuyết và muốn biết thêm điều gì đó về thế giới xung quanh này, và bạn có thể cứ thử đi thử lại cho tới khi kết quả tới”.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ