Nhà cung ứng của Apple mở rộng sản xuất tại Mỹ: Sắp có một chiếc iPhone Made in USA?

    Nguyễn Hải, https://www.bloomberg.com/news/articles/2016-12-07/apple-s-top-assembler-foxconn-confirms-plans-for- 

    Tuy nhiên, chi tiết cho dự định này của tập đoàn vẫn chưa được tiết lộ.

    Tập đoàn Công nghệ Foxconn, nhà lắp ráp thiết bị hàng đầu cho Apple Inc, mới đây cho biết họ đang trong các cuộc thảo luận sơ bộ để tiến hành đầu tư mở rộng hoạt động của công ty tại Mỹ.

    Kế hoạch này của công ty được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump và ông chủ của SoftBank Group Corp, Masayoshi Son thông báo về việc đầu tư 50 tỷ USD vào Mỹ và tạo ra 50.000 việc làm mới.

    Theo nguồn tin thân cận, số tiền trên sẽ được lấy từ Quỹ công nghệ trị giá 100 tỷ USD của SoftBank, vốn được thành lập vào tháng Mười vừa qua. Tài liệu được ông Son cầm trên tay sau cuộc gặp tại Trump Tower cũng bao gồm các từ như “Foxconn” “7 tỷ USD” và “50.000 việc làm mới” bên cạnh các con số của SoftBank.

     Cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Masayoshi Son của SoftBank.

    Cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Masayoshi Son của SoftBank.

    Trong khi phạm vi và mức độ của việc đầu tư tiềm năng này vẫn chưa được tiết lộ, chúng tôi sẽ thông báo các kế hoạch chi tiết sau khi các lãnh đạo của công ty hoàn tất việc thảo luận với các quan chức Mỹ.” Foxconn cho biết trong tuyên bố của mình. “Các kế hoạch đó sẽ được tạo ra dựa trên những điều khoản được sự chấp thuận của cả hai bên.”

    Foxconn không cho biết thêm chi tiết về dự định này của mình. Bên cạnh máy tính và các thiết bị của những thương hiệu khác, tập đoàn này hiện là nhà lắp ráp hàng đầu cho iPhone, iPad và các sản phẩm phần cứng khác của Apple ở bên ngoài nước Mỹ. Ông Trump đã công khai kêu gọi Apple đưa việc sản xuất trở lại nước Mỹ để tạo ra thêm việc làm. Trong khi đó, phần lớn lực lượng lao động lắp ráp của Foxconn hiện đang ở Trung Quốc.

    Dịch chuyển sản xuất là việc làm khó khăn và phức tạp.” Bill Tsai, nhà phân tích tại công ty Mega International Investment Services, chỉ ra sự cần thiết phải tìm kiếm lao động và xây dựng chuỗi cung cấp cho hoạt động này.

    Theo hãng nghiên cứu IHS Inc., các bộ phận trong một chiếc iPhone 7 phiên bản thấp nhất có chi phí khoảng 224,8 USD, trong khi hiện tại nó đang được bán với giá 649 USD. Theo giáo sư Jason Dedrick của Đại học Syracuse ước tính, lắp ráp các bộ phận này thành sản phẩm hoàn chỉnh sẽ tốn khoảng 10 USD, nếu được làm hầu hết tại Trung Quốc. Còn nếu làm tại Mỹ, chi phí này sẽ vào khoảng 30-40 USD.

    Điều này một phần do chi phí lao động. Theo số liệu của Conference Board, trong hoạt động sản xuất, lương theo giờ cho mỗi nhân viên tại Mỹ gấp gần 10 lần ở Trung Quốc vào năm 2013.

    Theo Colin Gillis, nhà phân tích của BGC Partners, cho biết, chủ tịch của Foxconn, Terry Gou “là một doanh nhân rất sắc sảo và thức thời với vị tổng thổng mới được bầu, do vậy việc thảo luận để đưa sản xuất sang Mỹ gần như là điều rất chắc chắn.”

    Công việc này nhiều khả năng sẽ chỉ là các hoạt động lắp ráp với thu nhập thấp, thay vì dây chuyền sản xuất các bộ phận công nghệ cao. Và theo Gillis, có lẽ Foxconn sẽ sử dụng các robot để hoạt động của nhà máy trở nên hiệu quả hơn, khi việc trang bị này đã được công ty thực hiện tại Trung Quốc.

    Liệu họ đủ khả năng để làm ra mọi chiếc iPhone ở đây không? Có lẽ là không.” Nhà phân tích cho biết.

    Theo báo cáo của Reuters vào năm 2015, một hợp đồng của Foxconn trong năm 2011 để sản xuất iPhone tại Brazil đã thu hút khoảng 100.000 lao động với phần lớn là các công việc lắp ráp kỹ năng bậc thấp.

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ