Những lời khuyên cho xạ thủ bắn tỉa nhưng lại có ích cho nhiếp ảnh gia

    M.Đức,  

    Cả 2 nghề đều có thể ngắm và 'bắn', nên những lời khuyên cho nghề này có thể áp dụng cho nghề kia.

    Bài viết lược dịch từ nhiếp ảnh gia Robert K Baggs đăng tải tại Fstoppers.

    Một vài năm trước, tôi lần đầu tiên tham gia một buổi chụp các xe mô tô địa hình và quyết định sử dụng ống kính Canon 70-300mm. Khi chụp mô tô, tôi phải di chuyển ống kính theo chúng để 'bắt' được chuyển động, nhưng việc này tạo ra một vấn đề lớn: Nếu như di chuyển theo chiều ngang, thì tay cũng sẽ rung theo chiều dọc và trước sau, nên ảnh thường bị mờ.

    Những lời khuyên cho xạ thủ bắn tỉa nhưng lại có ích cho nhiếp ảnh gia - Ảnh 1.

    Tôi bèn lên các diễn đàn nhiếp ảnh để hỏi ý kiến các chuyên gia, thì nhận được những câu trả lời rất hữu ích nhưng lại không áp dụng được với kiểu chụp hình này, như dùng chân đứng (monopod), dựa lưng vào thường hoặc nằm xuống để chụp hình. Nhưng có một câu trả lời làm tôi nhớ mãi là của một xạ thủ bắn súng: hãy chụp hình trong những lúc đang thở ra hoặc hít vào thật sâu, đó là những lúc tay sẽ không bị rung nhất.

    Tuần trước, tôi có cơ hội được thử chiếc máy ảnh cao cấp Fujfilm GFX100, được trang bị hệ thống chống rung cảm biến IBIS rất tiến tiến. Tôi muốn thử sức xem mình có thể giữ chắc máy được ở tốc độ chụp bao nhiêu bằng kĩ thuật kể trên, và kết quả là lên tới 1/8 giây.

    Sau khi trở lại London, tôi đi tìm những kĩ năng khác mà các xạ thủ được dạy, và xem chúng có áp dụng được vào bộ môn nhiếp ảnh được hay không.

    Những lời khuyên cho xạ thủ bắn tỉa nhưng lại có ích cho nhiếp ảnh gia - Ảnh 2.

    1. Chụp hình mở cả 2 mắt

    Rất nhiều nhiếp ảnh gia được dạy từ khi mới học là khi ngắm chụp thì phải đóng một bên mắt. Thế nhưng những xạ thủ bắn súng được dạy rằng khi ngắm bắn phải mở cả 2 mắt, giúp họ có thể quan sát sự vật đang nhắm tới chính xác hơn. Nhiếp ảnh gia cũng có thể làm theo, nhất là với những thể loại chụp hình cần độ chính xác cao, như chụp những sự vật nhỏ (macro) chẳng hạn.

    Những lời khuyên cho xạ thủ bắn tỉa nhưng lại có ích cho nhiếp ảnh gia - Ảnh 3.

    2. Thế đứng chụp

    Có 3 kiểu đứng trong bộ môn bắn súng, bao gồm đứng chiến thuật (người ngả về phía trước), đứng thẳng (lưng thẳng, đứng đúng trọng tâm) và đứng nhắm mục tiêu (người ngả về sau, tay chống vào sườn để có chỗ dựa).

    Rất dễ để cười vào việc mượn thế đứng của các xạ thủ vào bộ môn nhiếp ảnh, vì máy ảnh không có lực giật về phía sau, thế nhưng những thế đứng này có một lợi ích rất lớn để là giữ cân bằng.

    Nếu như bạn để ý tới thế đứng khi chụp hình, thì chắc chắn sẽ tạo ra được những bức hình sắc nét, không bị rung tay hơn là khi đứng sai. Đây là một kĩ năng rất cần thiết, nhất là với những ai chuyên phải chụp trong điều kiện thiếu sáng, với tốc độ màn trập chậm hơn so với lý thuyết.

    Những lời khuyên cho xạ thủ bắn tỉa nhưng lại có ích cho nhiếp ảnh gia - Ảnh 4.

    3. Ngắm mục tiêu một cách tự nhiên

    Trong bộ môn bắn súng, các xạ thủ được dạy rằng khi ngắm bắn, nòng súng phải được nhắm tới thẳng mục tiêu một cách tự nhiên, tức không cần có sự can thiệp quá nhiều từ người bắn. Đây cũng là một lời khuyên tốt cho nhiếp ảnh gia: Hãy nhắm ống kính đến vật cần chụp một cách tự nhiên, không xoay ngang ngửa nếu không thực sự cần thiết. Việc làm này cũng giúp việc lấy nét diễn ra chính xác, cũng như tránh các hiện tượng méo hình nếu sử dụng ống kính siêu rộng.

    Kết luận

    Bộ môn bắn súng và nhiếp ảnh có nhiều sự tương đồng hơn tôi nghĩ, khi càng tìm hiểu tôi càng tìm thấy những kĩ năng có thể áp dụng được cho nhau. Tôi sẽ gói gọn kết luận của mình dành cho bài viết này bằng một lời nói của một giảng viên bắn súng, mà những nhiếp ảnh gia chuyên phải làm việc trong điều kiện thiếu sáng nên khắc cốt khi tâm: Những kĩ năng mà bạn học trở nên tối quan trọng khi bạn thực sự cần nó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ