Những người lính bốn chân: cô chó Judy, tù binh chiến tranh đặc biệt của Thế Chiến thứ Hai

    Bình Nguyễn,  

    Trong Thế Chiến thứ Hai, Judy là con vật duy nhất được xác nhận là tù binh chiến tranh, có cả giấy tờ đàng hoàng.

    Mặt biển tràn ngập vết dầu loang, những mảnh tàu vỡ vụn và những người đàn ông đang hoảng loạn: con tàu S.S. Van Warwyck bị đánh chìm, thủy thủ đoàn đang kêu gào trong vô vọng.

    Nhưng giữa làn nước là một con chó đang bơi đến chỗ những người lính, hướng họ bơi đến những mảnh vỡ của con tàu, nó còn coi mình là chiếc phao, để họ bám vào và cố gắng bơi đến chỗ an toàn. Đó là ngày 26 tháng 6 năm 1944, những người lính trở thành tù binh chiến tranh và con chó cũng vậy. Một cô chó, tên là Judy.

    Khi con tàu bị tấn công, người chăm sóc nuôi dưỡng của Judy và cũng là bạn tri kỉ của cô nàng, Frank Williams thuộc Không quân Hoàng Gia Anh (RAF), đã đẩy nó qua một cửa sổ nhỏ với đường kính chỉ 25 cm, xuống mặt nước cách đó gần 5 mét. Sau đó, Frank Williams cũng tìm cách thoát khỏi chiếc tàu đang bị tấn công, lặn lội  suốt 2 giờ trong làn nước, mong muốn tìm lại Judy.

    Đây là câu chuyện về Judy, cùng cái ngày định mệnh "cô" gặp gỡ Frank Williams

    Những người lính bốn chân: cô chó Judy, tù binh chiến tranh đặc biệt của Thế Chiến thứ Hai - Ảnh 1.

    Williams chải lông cho Judy. Cô chó săn thuần chủng Anh Quốc, đã cùng anh trải qua ba năm rưỡi trong trại tù của quân Nhật

    Judy, một cô chó săn thuần chủng của Anh, màu trắng điểm đen, đã được sinh ra vào 7 năm trước tại Thượng Hải, nơi nó đã trở thành linh vật trên một con tàu của Hải quân Hoàng Gia Anh.. Đến tháng 1 năm 1942, khi Nhật Bản tấn công Singapore, Judy lên tàu H.M.S. Grasshopper, một pháo hạm nặng 585 tấn đóng tại Singapore tìm cách thoát khỏi bến cảng và đi đến đến Đông Ấn Hà Lan. Khi chỉ còn 2 dặm nữa là đến nơi an toàn thì con tàu bị phát hiện, rồi bị máy bay Nhật bị tấn công từ trên không. Toàn bộ thủy thủ đoàn phải tìm cách thoát thân.

    Những người sống sót sau đó đến được một hòn đảo hoang, họ đã mắc kẹt trong 2 ngày mà không có thức ăn hay nước uống, và chính Judy đã một lần nữa chứng minh mình là một con chó phi thường. Nó đánh hơi và phát hiện ra nguồn nước ngọt trên đảo. Khi thuỷ triều rút, nó đào bới dưới lớp cát và không lâu đó tất cả bọn họ mừng rỡ khi nguồn nước ngọt dần lộ ra.

    Thật không may, sau khi tất cả được đưa đến thượng nguồn Sumatra trên một con thuyềm buồm kiểu Trung Hoa, những người lính dẫn theo Judy đi bộ một khoảng đường gần 200 dặm trên hòn đảo thì bị lạc vào ngôi làng nơi quân đội Nhật Bản đang đóng quân. Họ bị bắt và trở thành tù binh chiến tranh.

    Quyết không bỏ mặc Judy, những người lính Hải quân Anh lét lút mang Judy theo họ, giấu nó sau những bao tải gạo và tránh xa ánh mắt của những kẻ cai ngục. Cuối cùng, đoàn lính hải quân và cô nàng Judy bị đưa đến trại tù Gloergoer ở Medan, Indonesia. Tại đây vào tháng 2 năm 1942, Judy đã gặp Williams lần đầu tiên.

    Williams đã luôn để mắt đến con chó kể từ khi đến trại, anh chú ý đến cách cô nàng săn mồi, chụp lấy những con giòi mà những người tù binh ném ra từ bát của họ. Williams nhận thấy rằng, mặc dù tất cả mọi người đều yêu quý Judy, nhưng không ai trong số họ là chủ nhân thực sự của nó. Một ngày nọ, anh quyết định gọi cô nàng đến và nhường toàn bộ phần ăn của mình cho nó. Sau khi Judy ăn xong, nó nằm dưới chân anh và không rời đi. Đó là giây phút họ trở thành đôi bạn thân thiết.

    Những người lính bốn chân: cô chó Judy, tù binh chiến tranh đặc biệt của Thế Chiến thứ Hai - Ảnh 2.

    Judy trên tàu H.M.S. Grasshopper

    Judy nhanh chóng có được danh tiếng là người bảo vệ không chỉ của Williams mà còn của tất cả các tù binh khác, ai cũng yêu quý và đánh giá cao cô nàng vì luôn cố gắng giúp đỡ những người tù binh và điều đó khiến nó bị đám cai ngục rất căm ghét. Mỗi khi có ai đó bị đánh đập, nó sẽ không do dự mà nhào tới mà gầm gừ phản đối lính canh. Những lần như thế, Judy đều bị đánh.

    Chính vì tính kiên cường dũng cảm và luôn bảo vệ những người tù binh, Williams lo lắng tính mạng của Judy sẽ bị đe doạ và anh tin rằng cách duy nhất để bảo vệ Judy lấy được thân phận tù binh chính thức cho cô nàng. Nghĩ là làm, Williams liền lên kế hoạch. Biết tên chỉ huy trại người Nhật Bản là tên thích rượu chè và dễ dãi, Williams chờ cho hắn say mèm và bạo gan đề nghị thân phận mới cho Judy; tên sĩ quan chỉ huy đồng ý và từ đó Judy chính thức là tù binh chiến tranh, số hiệu 81A.

    Mặc dù danh phận mới này đã giúp cô nàng thoát khỏi án tử vài lần, nhưng với tính khí của mình, Judy chẳng mấy khi chịu tránh xa các mối nguy hiểm. Trong ba năm dài làm tù binh, Judy đã kích động những người cai ngục và cả những động vật hoang dã mà nó gặp trong khu rừng xung quanh trại, gây hấn với hổ và sống sót sau trận chiến sinh tử với một con cá sấu.

    Những người lính bốn chân: cô chó Judy, tù binh chiến tranh đặc biệt của Thế Chiến thứ Hai - Ảnh 3.

    Kết thúc có hậu cho Judy: một đàn chó con kháu khỉnh.

    Sau đó, vào tháng 6 năm 1944, sau khi các tù nhân bị dồn lên tàu Van Warwyck và nó bị tấn công, Judy và Williams đã tìm cách sống sót một lần nữa, mặc dù họ đã sớm bị lính Nhật bắt lại và bị giam cầm cho đến khi kết thúc chiến tranh.

    Đôi bạn được giải phóng vào tháng 8 năm 1945, Williams đã nghĩ rằng chuỗi ngày mà anh phải che giấu Judy cuối cùng cũng đã kết thúc, họ sẽ không bị giam cầm, đánh đập vì chia cắt nữa. Nhưng Williams đã lầm.

    Khi họ đến bến tàu để lên tàu S.S Atenor, con tàu sẽ đưa họ về nước Anh, Williams thấy các biển báo cấm động vật lên tàu. Anh ta chưa từng nghĩ đến việc bỏ mặc Judy lại đây và tìm cách xoay sở. Những người tù binh khác trong trại đã giữ con chó lại trong khi Williams đi trên tàu. Sau đó, họ đánh lạc hướng những người bảo vệ và đưa Judy cùng tàu.

    Những người lính bốn chân: cô chó Judy, tù binh chiến tranh đặc biệt của Thế Chiến thứ Hai - Ảnh 4.

    Cuối cùng, họ cùng nhau trở về nhà ở Anh, lúc này cả hai đã rất nổi tiếng và được chào đón nồng hậu ở quê nhà. Judy đã được trao Huân chương Dickin của Vương quốc Anh, phần thưởng vinh dự nhất vinh danh động vật, Tháng 2 năm 1950, Judy mắc bệnh ung thư và qua đời ở tuổi 13. Williams chôn cô trong một chiếc áo khoác Hải quân Hoàng gia và đặt trong một quan tài bằng gỗ đơn giản.

    Williams đã chia sẻ rằng mỗi ngày trong trại tù, anh cảm ơn Chúa vì Judy, vì nó đã cho anh một lý do để tiếp tục sống. "Tất cả những gì tôi phải làm là nhìn nó, nhìn vào đôi mắt đỏ ngầu, mệt mỏi đó," anh nói, "và tôi sẽ tự hỏi: 'Điều gì sẽ xảy ra với nó nếu tôi khôn may chết đi?'"

    Tham khảo Nationalneographic

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ