Những nhà thiết kế đồ chơi robot Batman đã sống lại cảm giác của một đứa trẻ 4 tuổi nhờ thực tế ảo như thế nào?

    Dink,  

    Công nghệ này còn giúp họ phát triển được những món đồ chơi nhanh hơn nữa.

    Hãng đồ chơi Fisher-Price gọi đây là con robot Batbot Xtreme. Dù một đứa trẻ có yêu thích Batman hay không, thì một con robot cao 71 cm, bao gồm một hệ thống thang máy lắp trong lồng ngực, một sải cánh rộng, nắm đám mạnh mẽ và một bộ chuyển đổi giọng nói biến đứa trẻ chưa vào lớp 1 thành một siêu anh hùng bá đạo bậc nhất chắc chắn sẽ khiến chúng thích mê.

    Nhưng trước đây, Batbot Xtreme không phải lúc nào cũng tuyệt vời được như vậy. Nguyên mẫu của Batbot chỉ cao có 15 cm, nhưng với sự trợ giúp của công nghệ thực tế ảo, những nhà thiết kế tại Fisher-Price đã có thể thay đổi kích thước của con robot, thử nghiệm nó và nhanh chóng tung sản phẩm ra thị trường.

    Bằng công nghệ VR tiên tiến, họ đã có thể tự mình trải nghiệm cảm giác của một đứa trẻ khi chơi món đồ chơi tuyệt vời này.

    Ban đầu, Fisher-Price lên kế hoạch cho cho một món đồ chơi chất lượng dẫn đầu toàn bộ dòng sản phẩm đồ chơi hành động Imaginext của mình trong năm 2017. Nhưng gần tới lúc hoàn thiện, ý tưởng bị gạt bỏ bởi lẽ họ cho rằng món đồ chơi dẫn đầu ấy không đủ “sức mạnh” để lôi kéo những đứa trẻ đến với toàn bộ dòng sản phẩm của mình.

    “Theo như ngôn ngữ của ngành thiết kế đồ chơi, thì chúng tôi phải quay trở lại bàn vẽ”, Tyler Berkheiser, giám đốc thiết kế của Imaginext nói. “Lúc ấy chúng tôi có trong tay một hình mẫu Batbot cao 15 cm, trớ trêu thay là ai cũng thích nó nhưng đều nói rằng ‘Sẽ rất tuyệt nếu như nó to hơn một chút’”.

    Hiển nhiên là không khó để tăng kích cỡ của một món đồ chơi lên vài lần. Fisher-Price sử dụng CAD để tạo mẫu cho đồ chơi của mình, họ có thể phóng to một hình mẫu 3D mà không gặp phải lý do gì. Nhưng việc sản xuất một món hàng không chỉ dựa vào khâu thiết kế, họ phải tỉ mỉ gọt đẽo nó, chỉnh sửa nó để có thể bắt đầu công đoạn sản xuất hàng loạt.

    Những công đoạn nhỏ ấy tốn rất nhiều thời gian, kể cả với công nghệ in 3D, để in ra một con robot lớn như Batbot sẽ phải mất tới vài tuần.

    Họ không đủ thời gian để thực hiện tất cả những công đoạn ấy, vậy họ đã làm như thế nào?

    Giải pháp cho vấn đề nan giải này đến từ anh John Krisman, đội trưởng đội kĩ thuật tại Fisher-Price. Anh Krisman được đội ngũ chuyển động hoạt hình nhờ giúp đỡ, tìm cách làm những món đồ chơi trở nên sống động hơn trên màn hình. Nhưng Krisman, gần đây đã có nhiều kinh nghiệm với công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, tin rằng những công nghệ mới này sẽ là những cách mới hơn để giúp ích cho việc thiết kế đồ chơi cho hiện tại và tương lai.

    Anh Krisman đã đưa mô hình Batbot từ trên CAD vào trong môi trường thực tế ảo thông qua engine Unity – một hệ thống engine vận hành có trong rất nhiều game thời gian. Những nhà thiết kế sẽ đeo một bộ kính thực tại ảo và có thể tự mình trải nghiệm con Batbot với bất kì kích thước nào mà họ muốn.

    Chưa hết, sự tiên tiến của engine Unity cho phép họ có thể trải nghiệm những yếu tố vật lý khác của Batbot như xoay tay, xoay cơ thể, tiến hành “chơi” với từng bộ phận riêng biệt của Batbot. Tóm lại, họ có thể trải nghiệm một cách gần hoàn hảo một sản phẩm chưa được chế tạo.

    Vấn đề nằm ở chỗ chúng tôi biết được rất nhiều thứ ở giai đoạn chế tạo sản phẩm đầu tiên. Bằng cách bước vào thế giới thực tại ảo, bởi lẽ chúng tôi đã biết được rất nhiều thông tin về sản phẩm rồi, chúng tôi có thể đánh giá được nó sớm hơn bình thường”, anh Krisman nói.

    Thực tế ảo còn giúp những nhà thiết kế đồ chơi chạm vào được một khía cạnh vô hình: nó cho phép họ cảm nhận thấy cảm giác của một đứa trẻ trước món đổ chơi tuyệt vời kia.

    Anh Berkheiser vui vẻ đưa ra cảm nhận: “Thật tuyệt vời, tôi có thể đặt tay lên sản phẩm. Với tư cách là một nhà thiết kế đồ chơi, tôi rất yêu thích công việc của mình nhưng tôi vẫn cố gắng một cách vô vọng để tìm lại cảm giác của tôi khi mới năm tuổi. Làm sao để có thể cảm nhận được món đồ chơi và có thể đứng ngay cạnh món đồ chơi ấy? Giây phút ấy quả là một giây phút kì diệu. Tôi chưa bao giờ có cảm giác ấy kì lạ ấy trước đây, trước khi trải nghiệm thực tế ảo”.

    Berkheiser nghĩ rằng công nghệ thực tế ảo này có thể sẽ loại bỏ được hoàn toàn giai đoạn làm mẫu tốn thời gian. “Tôi có thể quen được với việc chuyển từ cảm nhận đồ nhựa thực sang việc chiêm ngưỡng một thứ gì đó ảo”, anh nói. “Tôi chưa bao giờ mơ tưởng tới chuyện này. Và bạn biết đó, nếu như nó là một thứ gì đó đơn giản, tôi có thể thấy nó sẽ còn được áp dụng nhiều hơn nữa”.

    Tham khảo FastCoDesign

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày