Những pháo tự hành uy lực nhất hiện nay (Phần cuối)

    TVD,  

    (GenK.vn) - Pháo Tự hành luôn đóng 1 vai trò rất quan trọng trên chiến trường,yểm trợ cho bộ binh tấn công và tập trung hỏa lực rất khủng khiếp vào 1 khu vực cụ thể với khả năng nạp đạn nhanh và cơ động

    Trong phần I của bài viết Những pháo tự hành uy lực nhất hiện nay chúng ta đã điểm qua những hệ thống pháo tự hành của hai cường quốc quân sự hiện nay là Nga và Mỹ. Mặc dù có hỏa lực mạnh nhưng những hệ thống pháo tự hành của Nga và Mỹ lại thiếu tính cơ động, một trong những yếu tố quan trọng không kém trên chiến trường. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ điểm qua những hệ thống pháo tự hành có tính cơ động cao, đặc biệt là những hệ thống pháo tự hành được triển khai trên xe bánh lốp thay vì bánh xích.

    K9 Thunder (Hàn Quốc)

    K9-Thunder bắt đầu được phát triển vào năm 1989. Nguyên mẫu đầu tiên của loại vũ khí này được hoàn thiện vào năm 1994 và nó bắt đầu được đưa vào biên chế của quân đội Hàn Quốc năm 1999.

     

    K9-Thunder có các tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội so với các loại pháo tự hành mà CHDCND Triều Tiên đang sử dụng, cả về tầm bắn, khả năng cơ động và khả năng sống sót. Pháo tự hành K9-Thunder của Hàn Quốc có tầm bắn xa khoảng 55 km, có tốc độ bắn nhanh và độichính xác cao, rất hiệu quả khi sử dụng trong các cuộc đấu pháo. K9-Thunder có tốc độ bắn tối đa là 6 phát đạn pháo/1 phút.

     

    Sau khi nhận được lệnh bắn, ê-kíp chiến đấu có thể khai hỏa tiêu diệt trong chỉ 30 giây sau khi dừng máy. Đạn pháo có thể bay đến mục tiêu theo nhiều quĩ đạo khác nhau với xác suất tiêu diệt mục tiêu có thể lên tới 100%. Đặc biệt, “Thần sấm” K-9 Thunder còn có khả năng bắn đạn pháo trang bị đầu đạn hạt nhân.

    M-109A6 Paladin (Mỹ)

     

    Chương trình M109A6 Paladin được bắt đầu năm 1979 nhằm hiện đại hóa thế hệ pháo tự hành tầm xa M109 của Quân đội Mỹ. Đây là phiên bản phát triển thứ 4 của dòng họ pháo tự hành M109 Paladin. Sự cải tiến của nó chủ yếu nằm ở các ưu điểm như khả năng sống sót, tính hiệu quả trong chiến đấu, việc dễ dàng trong bảo dưỡng và sự đáng tin cậy trên chiến trường.

     

    Pháo tự hành được bọc thép toàn thân với hệ thống pháo cỡ nòng 155mm, cơ số đạn dữ trự 37 viên 155mm và 2 viên đạn pháo thông minh. Loại pháo tự hành này có thể đạt tốc độ 61km/h và tầm hoạt động tối đa 300km. Pháo 155mm trên M109A6 có tốc độ bắn khoảng 4 viên/phút với tầm xa 18km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm. Bên cạnh đó Paladin còn có thể sử dụng đạn pháo “siêu chính xác” dẫn đường bằng GPS, M928 Excalibur 155mm.

    Caesar (Pháp)

    Được nghiên cứu và chế tạo bởi Hãng GIAT Industries và LOHR Industries (Pháp) vào những năm 90 của thế kỷ trước giành cho lực lượng phản ứng nhanh, pháo tự hành “Caesar” có khả năng ứng dụng tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời gian và thời tiết.

     

    “Caesar” là pháo tự hành loại "lộ thiên", được đặt trên xe vận tải chuyên dụng 6 bánh “Mercedes-Benz” LJ250L, khoang lái được thiết kế giành cho 6 người, hộp phóng có thể mang theo 18 quả đạn pháo các loại.

     

    Loại lựu pháo này có thể kích nổ được cả bãi mìn chống tăng nhờ đạn chùm OMI có trang bị đầu nổ từ tính và hệ thống tự tiêu diệt, đồng thời có thể sử dụng đồng thời nhiều loại đầu đạn khác nhau: đạn tự tách cỡ 155 mm, đạn nổ phá mảnh, đạn xuyên thép, đạn chùm, đạn hơi cay, đạn chiếu sáng và đạn huấn luyện.

    FH77 BW L52 Archer (Thụy Điển)

     

    Châu Âu còn có một nước khác sở hữu pháo tự hành có uy lực không thua kém. Đó là pháo thế hệ mới Archer FH77 BW L52 do Thụy Điển phát triển. Điểm nhấn trong thiết kế của Archer là pháo được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh hơi. Đây cũng là xu hướng đang phát triển mạnh trên thế giới gần đây, cuốn hút một số quốc gia như Pháp, Israel, Trung Quốc tham gia.

     

    Archer lắp pháo 155mm FH 77B đạt tầm bắn tối đa 30km với đạn tiêu chuẩn và 60km với đạn tăng tầm tự dẫn. Archer cũng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cùng máy tính đường đạn xử lý, tính toán, kết hợp thiết bị nạp tự động nên tốc độ bắn nhanh 8-9 phát/phút, ngang ngửa tốc độ bắn trung bình của PzH 2000. Việc điều khiển bắn được thực hiện từ trong cabin xe.

    AS-90 (Anh)

     

    Do M109 không hoàn toàn vượt trội so với phiên bản pháo tự hành AS-90 của Anh do kích thước quá lớn, vì thế AS-90 đã được lựa chọn và đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1993. AS-90 trang bị pháo 155mm có chiều dài gấp 39 lần cỡ nòng, tuy nhiên có thể lắp các loại pháo đồng dạng dài gấp 45 hoặc 52 lần cỡ nòng – và có thể, phiên bản sau cùng trong tương lai gần sẽ trở thành tiêu chuẩn.

    Tham khảo: Wiki

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày