Những sai lầm “đắng” nhất lịch sử làng công nghệ

    Du Lam, Theo ictnews 

    Ai trong đời cũng phạm sai lầm, tuy nhiên, đối với một số hãng công nghệ như Microsoft, Kodak hay Yahoo, sai lầm khiến họ “ôm hận” cả đời.

    Kodak bác ý tưởng camera số: Một kỹ sư đã trình bày ý tưởng về chiếc máy ảnh không dùng phim cho các giám đốc Kodak năm 1975 nhưng họ lại phá lên cười. Năm 2012, hãng tuyên bố phá sản vì không theo kịp thế giới số.


    Yahoo bỏ lỡ Google: Vào những ngày Google mới thành lập, Yahoo – công ty Internet “hot” nhất thời bấy giờ - có nhiều cuộc thảo luận về việc mua lại Google nhưng chưa bao giờ thực sự “châm ngòi”. Ngày nay, Google trị giá 500 tỷ USD, còn Yahoo vỏn vẹn chỉ có 35 tỷ USD.


    Đồng sáng lập Apple Ron Wayne: Bạn có thể nghe danh của Steve Jobs và Steve Wozniak như những người đã mở ra Apple, tuy nhiên còn một người nữa là Ron Wayne. Năm 1976, ông đã bán 10% cổ phần chỉ để lấy 1.500 USD. Nếu không làm như vậy, đến nay ông có thể đã sở hữu 50 tỷ USD.


    Microsoft Zune: Lời đáp trả của Microsoft dành cho iPod lại ra đời quá trễ, vào năm 2006. Chỉ vài tháng sau đó, iPhone đã nổi lên.


    Công ty từ chối iPod: Tony Fadell, cha đẻ iPod, đã đề xuất ý tưởng về chiếc máy nghe nhạc cá nhân cho RealNetworks. Sau khi bị từ chối, Fadell chuyển sang Apple và phần còn lại chính là lịch sử.


    Steve Jobs rời Apple: Khi Jobs bị buộc phải rời công ty do chính mình sáng lập vào năm 1985, Apple dưới thời của John Sculley lâm bước đường cùng vào những năm 1990.


    Western Union từ chối điện thoại: Alexander Graham Bell đề nghị đưa bằng sáng chế cho Western Union năm 1876 nhưng bị bác bỏ. Điều đó đã dẫn đến công ty bị AT&T thâu tóm lại sau này.


    Blockbuster từ chối Netflix: Năm 2000, Reed Hastings tiếp cận Blockbuster để bán Netflix với giá 50 triệu USD. Blockbuster không đáp ứng và chính Netflix đã góp phần làm cho DVD biến mất.


    Vụ sáp nhập AOL – Time Warner: Được xem là một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử kinh doanh, vụ sáp nhập bong bóng dotcom trị giá 350 tỷ USD nhanh chóng trở nên chua chát và cả hai “đường ai nấy đi” năm 2009.


    Microsoft cứu Apple: Năm 1997, khi Microsoft thống trị thế giới, họ đã đứng ra bảo lãnh cho Apple 150 triệu USD, cứu sống công ty với một số điều kiện nhất định. Nếu điều đó không xảy ra, có thể chiếc điện thoại bạn đang dùng ngày nay không phải iPhone mà là của Microsoft.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ