8 tính năng trong game "già" hơn bạn tưởng

    The Dark Knight,  

    Có những tính năng đã được "nhen nhóm" rất lâu trước khi nó trở thành hiện thực.

    Khi ngành công nghiệp game của chúng ta đang cố gắng tạo ra những tựa game hấp dẫn với nhiều hệ thống hỗ trợ hay cách chơi mới lạ, dường như ở đâu đó người chơi có cảm nhận thấy những “hương vị” từ xa xưa của một số trò chơi cách đây một vài thập kỉ hoặc thậm chí vài thế kỉ. Tuy nhiên, điều đó có đồng nghĩa rằng ngành công nghiệp này đang thiếu đi những sự đột phá và ý tưởng.
     
    Nhờ một nền công nghệ hiện đại chúng ta có thể phát triển những ý tưởng mà những tựa game “đàn anh” thực hiện chưa thành công. Dưới đây là 8 tính năng rất thịnh hành trong thế giới game hiện đại nhưng ý tưởng về chúng thực ra đã được khơi mào từ rất lâu rồi.
     
    1. ParkourFluid Movement
     
    Mirror’s Edge có lẽ không phải là một tựa game lọt vào trong top những trò chơi ăn khách nhất, nhưng phong cách nghệ thuật nhờ vào việc tập trung phát triển lối chuyển động “free- running” vẫn được biết đến với tên gọi dân gian “parkour” cũng đáng để được xếp trong một danh sách khác. Đây là một cách xây dựng lối chơi mới mà nhiều tựa game khác đang ăn theo, điển hình như Brink, InfamousAssassin’s Creed.
     

    Tuy nhiên lối chuyển động nhanh, hiệu quả đó không phải là chỉ mới có trong kỉ nguyên 3D mà chúng ta đang sống. Dường như cách làm này đã có từ thời “ đồ đá” của làng game thế giới. Đó là từ những tựa game cổ điển nhất như Mario, hay mới hơn một chút PitfallPrince of Persia. Các tựa game này đều có những địa hình hết sức “hiểm trở” và do đó phải cần đến những cú nhảy, trượt người điêu luyện để vượt qua. Từ đây có thể kết luận, lối di chuyển mới trong các tựa game gần đây đều có bóng dáng của các “ông lớn” trong làng game thế giới.
     
    2. Asynchronous Multiplayer
     
    Đây có lẽ không phải là một cái tên nghe quen thuộc với nhiều người nếu như họ chưa từng trải nghiệm cách chơi đó trên màn hình chiếc điện thoại dùng iOS hay Android của mình. Nó được tích hợp trong một số game giống như Words With Friends. Bạn chỉ cần nhập các bước di chuyển của mình để chơi. Đối thủ sẽ nhìn thấy nước đi của bạn và rồi đáp lại ngay lập tức. Tuy nhiên, trận chiến có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, thậm chí hàng ngày cho đến khi một người phải ngậm ngùi bỏ lại chiến thắng cho người kia.
     

    Nhờ sự phát minh vĩ đại về Internet cũng như những thiết bị cầm tay thông minh có khả năng kết nối, chúng ta đã có được những phút giây vừa căng thẳng vừa thật sự hấp dẫn giống như Word With Friends. Dù vậy, suy cho cùng chế độ chơi này vẫn chỉ là sự cải tiến từ một “phiên bản” mang tên “play-by-mail”- dịch nôm na có nghĩa là chơi bằng thư.
     
    Cách chơi cũng giống trên kia, nhưng nó không phụ thuộc vào internet mà phụ thuộc vào các bưu điện, máy fax, hay chim bồ câu. Nghe có vẻ khá là cổ lỗ xĩ. Vâng, nó bắt đầu xuất hiện từ những cuộc đấu cờ mà có “niên đại” gần nhất là từ những năm 1800 khi mà hai người chơi ở xa nhau muốn tỉ thí. Họ gửi thư cho nhau và ghi trên đó những đường đi nước bước của mình.Giờ đây, các trận đấu như thế đã chuyển sang một phương thức mới đó là e-mail và đâu đó chúng ta vẫn thấy bóng dáng những cuộc thi đấu kiểu đó được tổ chức nhằm giữ lại những nét văn hóa vốn có.
     
    3. Motion Control
     
    Nhằm mục đích để game thủ thoát khỏi lối suy nghĩ “ngồi chơi”- ngồi thư giãn và thưởng thức các trò chơi, Nintendo đã tạo nên một bước đột phá với Wii. Wii đã phá vỡ phong cách làm game truyền thống và nhấn mạnh vào việc vận động khi chơi game. Có thể nói nó đã tạo ra một tầm ảnh hưởng mạnh đến nền công nghiệp game thế giới hiện nay. Nó đã truyền cảm hứng cho Sony phát triên chiếc PlayStation Move, hay Kinect của Microsoft và tạo ra một cuộc chạy đua “công nghệ” mới giữa Microsoft và Sony.
     
     
    Tuy nhiên điều gì đã thắp lên ngọn lửa cảm hứng cho Nintendo để tạo ra Wii. Chúng ta có thể nhận ra ngọn lửa đó chính là từ các “đồ chơi” trong kỉ nguyện của hệ máy trò chơi 16 bit như Sega Activator và U-Force. Cả hai loại máy trên đều sử dụng cảm biến hồng ngoại như được làm với Wii. Tuy nhiên về độ chính xác trong việc thu nhận các chuyển động thì hai người đàn anh phải thán phục người em Wii.
     
    4. Online Pass
     
    Thật khó để tìm ra một tựa game được đầu tư một khoản tiền kếch xù mà không có mật khẩu để có thể "go online" kèm theo. EA đã bắt đầu xu hướng này bằng một cuộc “thí nghiệm” với tên gọi Project Ten Dollar và cuộc thí nghiệm này nhanh chóng tạo nên một thành công lớn. Ở đây, các nhà sản xuất sẽ “khóa” quyền truy cập online đó bằng một mã code được ghi trong một cuốn sổ. Do vậy khi những người chơi muốn có được quyền truy cập online đó, họ phải trả cho công ty sản xuất một khoản tiền nhỏ để có được cuốn sổ. Đây chính là điều hầu hết mọi người đều chấp nhận.
     

    Nhưng việc để mã code bên trong một cuốn sổ có lẽ khó có thể là một ý tưởng hay. Bởi lẽ một hạn chế của nó đó là các mã code này sẽ khóa toàn bộ các game, và như vậy các “tin tặc” sẽ dễ dàng tìm ra cách để mà “bẻ khóa” nó. Ngày nay, việc khóa những nội dung online này có vẻ đơn giản hơn rất nhiều.
     
    (Còn tiếp)