Chuyện thật như phim: Chế tạo ô tô từ máy in 3D

    MP,  

    Nhà thiết kế Ivan Sentch đến từ New Zealand hiện đã hoàn tất khoảng ¾ các bộ phận để đúc nên chiếc xe Aston Martin DB4 của mình bằng công nghệ in 3D.

     
     

    Nếu là người đam mê xe hơi, hẳn bạn đã từng nghe tới mẫu xe nổi tiếng DB4 vốn được hãng Aston Martin sản xuất chỉ khoảng 1200 chiếc với giá có thể lên tới hàng triệu đô tại các sàn giao dịch. Tuy nhiên, nhà thiết kế Ivan Sentch thì không muốn phải chi nhiều như vậy. Anh đang nỗ lực tận dụng các lợi thế của công nghệ in 3D để tạo ra 1 chiếc Aston Martin DB4 cho riêng mình.

    Ivan Sentch - nhà thiết kế, lập trình viên, đến từ New Zealand cho biết hiện anh đã hoàn tất khoảng ¾ các bộ phận để đúc nên chiếc xe Aston Martin DB4. Hiện tại Sentch đang tiến hành in 3D các khuôn nhựa để làm cơ sở đúc phần thân sợi thủy tinh của chiếc xe ra đời năm 1961 này. Các bộ phận may sẽ được lấy từ một chiếc Nissan Skyline cũ.

    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     
    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
    Vốn là một lập trình viên, Sentch đã từng có kinh nghiệp chế tạo và lập trình một số loại xe mini tự động. Và dĩ nhiên cũng như rất nhiều người đam mê phát mình và sáng tạo khác, anh đã hoàn toàn bị hút hồn bởi công nghệ in 3D.
     
    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     
    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     

    Chiếc xe Aston Martin này là dự án đầu tay của Sentch, nhưng chắc chắn không phải chiếc xe làm từ công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới. Thực ra, chúng ta từ lâu đã được chứng kiến mô hình xe tạo từ máy in 3D của Aston Martin ngay trên màn ảnh phim Skyfall. Nhìn vào những tấm hình từ khi chiếc Aston Martin DB5 này được dựng từ 18 mảnh in tới khi lên đến màn ảnh, hẳn nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng

    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     
    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     
    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     

    Chiếc máy in 3D mà Sentch sử dụng mang nhãn hiệu Solidoodle. Theo anh dự tính sẽ cần tới 2500 mảnh linh kiện từ chiếc máy in 3D để dùng làm cơ sở tạo khuôn các tấm sợi thủy tinh. Dự án được bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái và tới nay Sentch đã hoàn thành khoảng 72% tổng số các tấm khuôn. Sentch cho biết “Thiết kế các bản in thực ra không tốn nhiều công sức cho lắm, chỉ mất khoảng vài giờ một tuần. Thực ra việc tỉa tót lại các mảnh đã được in ra trước khi đưa vào lắp đặt thử mới là việc tốn nhiều thời gian và nhàm chán nhất”. Sentch cho biết.

    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     

    Tại thời điểm hiện tại, lập trình viên tham vọng này cho biết phải vài tháng nữa các khuôn mới có thể hoàn thành. Những ai quan tâm có thể tham khảo trên blog của anh này để biết thêm chi tiết và xem thêm các hình ảnh của chiếc xe đang chế tạo dở.

    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?
     

    Chế tạo ô tô từ máy in 3D - chuyện thực hay phim ảnh?

     

    Tham khảo:CNET

    NỔI BẬT TRANG CHỦ