Phân vùng định dạng ReFS trên Windows 10 là gì? Làm cách nào để khai thác nó?

    Phạm Thái Học,  

    ReFS trên Windows 10 được đánh giá là định dạng phân vùng lưu trữ tốt nhất cho việc lưu trữ và làm việc với các dữ liệu lớn.

    Như đã biết thì Windows khuyên người dùng nên dịnh dạng các phân vùng trong ổ cứng sang định dạng NTFS để tăng tính bảo mật cho hệ thống dữ liệu và khai thác thêm nhiều tính năng khác mà định dạng này mang lại. Thêm vào đó, Microsoft cũng buộc người dùng phải cài đặt Windows lên phân vùng có định dạng NTFS.

    Tuy nhiên, điểm trừ của NTFS đó là sự hỗ trợ khá hạn chế từ các nền tảng. Do đó, gần đây Microsoft đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời một định dạng phân vùng mới, an toàn và ổn định hơn NTFS, đó chính là “ReFS” (Resilient File System).

    Điều thú vị là ReFS lại được phát triển từ chính NTFS nên nó thừa hưởng tất cả tính năng mà NTFS vốn có, cũng như tương thích với hệ thống dữ liệu được lưu trữ và cài đặt trên NTFS. Thêm vào đó, ReFS được Microsoft nhận định là định dạng phân vùng lí tưởng cho việc lưu trữ và làm việc với các dữ liệu có dung lượng lớn như hình ảnh, video,… và Microsoft cũng không quên việc tích hợp nó trên Windows 10.

    Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo cách khởi tạo và sử dụng một phân vùng mới có định dạng ReFS trên Windows 10, mời bạn đọc cùng tham khảo.

     Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Disk Management”.

    Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Disk Management”.

     Hộp thoại Disk Management xuất hiện, hãy truy cập vào tùy chọn Action và nhấn chọn “Create VHD”.

    Hộp thoại Disk Management xuất hiện, hãy truy cập vào tùy chọn Action và nhấn chọn “Create VHD”.

     Cửa sổ khởi tạo xuất hiện, bạn hãy nhấn vào “Browse…” và điều hướng đến vị trí mà bạn muốn sử dụng làm nơi lưu trữ.

    Cửa sổ khởi tạo xuất hiện, bạn hãy nhấn vào “Browse…” và điều hướng đến vị trí mà bạn muốn sử dụng làm nơi lưu trữ.

     Khi đã chọn được vị trí lưu, bạn hãy đặt tên cho tập tin phân vùng và thiết lập định dạng cho nó là “VHDX” ở dòng “Save as type” rồi nhấn “Save” để lưu lại.

    Khi đã chọn được vị trí lưu, bạn hãy đặt tên cho tập tin phân vùng và thiết lập định dạng cho nó là “VHDX” ở dòng “Save as type” rồi nhấn “Save” để lưu lại.

     Trở về cửa sổ khởi tạo, bạn hãy tiến hành thiết lập dung lượng lưu không gian trữ cho phân vùng ảo này ở dòng “Virtual hard disk size”, sau đó tiếp tục đánh dấu vào lựa chọn “VHDX” và “Fixed size” ở các lựa chọn bên dưới. Cuối cùng, hãy nhấn “OK” để lưu lại.

    Trở về cửa sổ khởi tạo, bạn hãy tiến hành thiết lập dung lượng lưu không gian trữ cho phân vùng ảo này ở dòng “Virtual hard disk size”, sau đó tiếp tục đánh dấu vào lựa chọn “VHDX” và “Fixed size” ở các lựa chọn bên dưới. Cuối cùng, hãy nhấn “OK” để lưu lại.

     Chờ vài mươi giây để hệ thống tiến hành khởi tạo phân vùng ảo mới theo thiết lập từ bạn.

    Chờ vài mươi giây để hệ thống tiến hành khởi tạo phân vùng ảo mới theo thiết lập từ bạn.

     Khi quá trình khởi tạo thành công, bạn sẽ thấy phân vùng mới xuất hiện với thông tin kèm theo là “Unknown” và “Not Initialized”.

    Khi quá trình khởi tạo thành công, bạn sẽ thấy phân vùng mới xuất hiện với thông tin kèm theo là “Unknown” và “Not Initialized”.

     Tiếp tục thực hiện khởi tạo thêm một phân vùng ảo khác với cách thức tương tự như trên. Như vậy là ta đã có 2 phân vùng mới như hình trên.

    Tiếp tục thực hiện khởi tạo thêm một phân vùng ảo khác với cách thức tương tự như trên. Như vậy là ta đã có 2 phân vùng mới như hình trên.

     Bây giờ bạn hãy nhấn phải chuột vào “Disk 1” và chọn lệnh “Initialize Disk”.

    Bây giờ bạn hãy nhấn phải chuột vào “Disk 1” và chọn lệnh “Initialize Disk”.

     Hộp thoại thiết lập xuất hiện, hãy đánh dấu vào 2 lựa chọn “Disk 1” và “Disk 2”, sau đó hãy nhấn “OK” để tiến hành gộp 2 phân vùng này lại với nhau.

    Hộp thoại thiết lập xuất hiện, hãy đánh dấu vào 2 lựa chọn “Disk 1” và “Disk 2”, sau đó hãy nhấn “OK” để tiến hành gộp 2 phân vùng này lại với nhau.

     Lúc này bạn sẽ thấy cả 2 phân vùng ảo đã chuyển từ trạng thái “Not Initialized” sang “Online”.

    Lúc này bạn sẽ thấy cả 2 phân vùng ảo đã chuyển từ trạng thái “Not Initialized” sang “Online”.

     Tạm thời thu nhỏ cửa sổ Disk Management lại, hãy mở Control Panel lên bằng cách nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Control Panel”. Sau đó bạn hãy truy cập vào nhóm thiết lập “System and Security” và nhấp chọn “Storage Spaces”.

    Tạm thời thu nhỏ cửa sổ Disk Management lại, hãy mở Control Panel lên bằng cách nhấn phải chuột vào nút Start và chọn “Control Panel”. Sau đó bạn hãy truy cập vào nhóm thiết lập “System and Security” và nhấp chọn “Storage Spaces”.

     Trong Storage Spaces, bạn hãy nhấn vào dòng “Create a new pool and storage space”.

    Trong Storage Spaces, bạn hãy nhấn vào dòng “Create a new pool and storage space”.

     Khi đó Storage Spaces sẽ tiến hành quét và hiển thị 2 phân vùng ảo mà bạn đã khởi tạo ở trên. Lúc này hãy nhấn “Create pool” để cho phép Windows khởi tạo phân vùng lưu trữ có định dạng ReFS từ 2 phân vùng ảo mà bạn đã chọn.

    Khi đó Storage Spaces sẽ tiến hành quét và hiển thị 2 phân vùng ảo mà bạn đã khởi tạo ở trên. Lúc này hãy nhấn “Create pool” để cho phép Windows khởi tạo phân vùng lưu trữ có định dạng ReFS từ 2 phân vùng ảo mà bạn đã chọn.

     Quá trình chuẩn bị việc khởi tạo có thể mất từ vài giây cho đến vài phút tùy vào dung lượng của 2 phân vùng ảo.

    Quá trình chuẩn bị việc khởi tạo có thể mất từ vài giây cho đến vài phút tùy vào dung lượng của 2 phân vùng ảo.

     Bây giờ cửa sổ sẽ chuyển sang giao diện khởi tạo, bạn hãy tiến hành đặt tên cho phân vùng ReFS này vào dòng “Name”, sau đó lựa chọn định dạng “REFS” ở dòng “File system” và thiết lập không gian lưu trữ cho phân vùng ở dòng “Size”. Khi đã xong, bạn hãy nhấn “Create storage space” để xác nhận và cho phép Windows được tiến hành khởi tạo phân vùng.

    Bây giờ cửa sổ sẽ chuyển sang giao diện khởi tạo, bạn hãy tiến hành đặt tên cho phân vùng ReFS này vào dòng “Name”, sau đó lựa chọn định dạng “REFS” ở dòng “File system” và thiết lập không gian lưu trữ cho phân vùng ở dòng “Size”. Khi đã xong, bạn hãy nhấn “Create storage space” để xác nhận và cho phép Windows được tiến hành khởi tạo phân vùng.

     Khi quá trình khởi tạo thành công, bạn sẽ thấy được kết quả như hình trên.

    Khi quá trình khởi tạo thành công, bạn sẽ thấy được kết quả như hình trên.

     Như vậy là bạn đã hoàn thành việc khởi tạo một phân vùng mới có định dạng ReFS trên Windows 10 để sử dụng cho mục đích lưu trữ và làm việc với các tập tin lớn rồi đấy

    Như vậy là bạn đã hoàn thành việc khởi tạo một phân vùng mới có định dạng ReFS trên Windows 10 để sử dụng cho mục đích lưu trữ và làm việc với các tập tin lớn rồi đấy

    Lưu ý: Phân vùng ReFS hiện tại vẫn đang được Microsoft phát triển nên chỉ thích hợp cho việc lưu trữ dữ liệu chứ không thể sử dụng làm phân vùng cài đặt hệ điều hành. Thêm vào đó, chỉ lựa chọn vị trí lưu trữ phân vùng ảo trên phân vùng có định dạng NTFS, và bạn tuyệt đối không sử dụng USB để làm vị trí lưu trữ cho phân vùng ảo.

    Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ