Phát hiện tàu thăm dò Philae mất liên lạc từ 2 năm trước, ngã đầu cắm xuống đất chổng chân lên trời

    Dink,  

    Sự việc đáng buồn (cười) trên bề mặt Sao chổi 67P.

    Tàu thăm dò Philae đã tạo nên lịch sử hai năm về trước, khi hạ cánh xuống sao chổi 67P để tiến hành nghiên cứu. Các nhà khoa học mới phát hiện ra được “lăng mộ” chôn Philae trên 67P và có vẻ như tư thế chú robot thăm dò này yên nghỉ không được ... đẹp mắt cho lắm.

    Những hình ảnh mới được gửi về từ tàu thăm dò Rosetta (cũng được cử đi theo dõi 67P) cho chúng ta thấy rằng, từ hồi Philae “ngủ đông” hồi năm 2014, nó đã bị kẹt đầu cắm xuống đất trong một khe nứt trên bề mặt 67P, với 2 trong 3 chân chổng ngược lên trời.

    Đáng buồn (cười) rằng Philae sẽ bị kẹt ở đó, cho tới khi các thành phần cấu thành vệ tinh là thép và titan hỏng dần theo thời gian. Một chiếc vệ tinh thì mắc kẹt thì sẽ không có kế hoạch giải cứu nào giống như Mark Watney trong bộ phim The Martian. Điều duy nhất ta có thể làm là viếng thăm nó thôi, xét tới việc 67P chỉ cách Trái Đất có khoảng vài trăm triệu kilomet.

    Với rất nhiều người trong chúng ta, đây là một nỗi buồn lớn”, theo lời Mark McCaughrean, cố vấn khoa học tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, cơ quan điều hành cả Philae và Rosetta. “Nhưng với các nhà khoa học, thì điều này lại cực kì quan trọng. Nó cho chúng tôi một phép đo chính xác với thông số mà Philae gửi về hồi năm 2014, những thông tin đó rất đáng giá”.

    Vào ngày 12 tháng 11 năm 2014, Philea đã làm được điều mà chưa một tàu vũ trụ nào “mơ tới”, sau chuyến hành trình 6,5 tỉ kilomet trên lưng của tàu Rosetta, Philae đã được phóng lên bề mặt 67P. Thời gian cần để Philae hạ cánh lên tới 7 tiếng đồng hồ, với tốc độ 250 km/h.

    Khi đáp xuống, Philae nảy 2 lần, rồi rơi xuống một khe núi tối, điều đó có nghĩa Philae sẽ không đủ ánh sáng Mặt Trời để sạc pin cho mình.

    57 giờ sau, Philae dừng hoạt động. Nhưng 6 tháng sau, khi mà 67P tiến gần tới Mặt Trời, Philae đã “hồi sinh”, nhưng năng lượng chỉ đủ cho nó gửi về nhà một tín hiệu, rồi lại tiếp tục rơi vào trạng thái ngủ đông.

    Tới ngày hôm nay, dựa vào ảnh mà Rosetta gửi về, ta đã biết được “giường” của Philae nằm ở đâu, và có vẻ tư thế ngủ của nó cũng không đẹp mắt lắm.

     Philae tiếp cận sao chổi.

    Philae tiếp cận sao chổi.

    Tin tốt, là Philae sắp không phải ở một mình rồi. Còn tin xấu, tin đặc biệt dành riêng cho Rosetta, là nó cũng sắp được lên 67P nghỉ dưỡng.

    Với việc Sao chổi 67P càng ngày càng ra xa khỏi Mặt Trời và tiến về quỹ đạo của Sao Mộc, sẽ có càng ít năng lượng để Rosetta tiếp tục hoạt động. Cuối tháng này, ngày 30 tháng 9, Rosetta sẽ được điều khiển để từ từ hạ cánh xuống bề mặt 67P.

    Hai năm trước, cú hạ cánh của Philea được coi là một trong những thành tựu phức tạp nhất của ngành kỹ thuật từ trước tới giờ, hiển nhiên là chuyến hạ cánh của Rosetta cũng không phải ngoại lệ.

     Tàu thăm dò Rosetta.

    Tàu thăm dò Rosetta.

    Những gì mà các nhà khoa học thuộc Cơ quan Vũ Trụ Châu Âu bây giờ còn phức tạp hơn cả khi đưa Rosetta và Philae lên không trung. Và ít tuần trước khi sứ mệnh Rosetta chính thức dừng hoạt động, họ lại tìm thấy con cưng Philae vẫn đang nằm đó (dù nằm chổng vó lên trời), im lìm suốt bấy lâu nay.

    Quả là một khúc dạo đầu tuyệt vời cho cái kết của một chương trình vũ trụ.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ