Phẫu thuật cấy ghép nam châm vào hốc mắt để chữa chứng bệnh "mắt nhảy múa"

    Tuấn Hưng,  

    Quy trình mới được phát triển cho phép ổn định vị trí của mắt thông qua việc cấy những nam châm làm bằng titan vào hốc mắt.

    Nếu như bạn phải đi gặp bác sỹ để khám chữa căn bệnh rung giật nhãn cầu, thì đừng hy vọng bác sỹ kê đơn cho bạn 2 viên thuốc mỗi ngày, uống xong là khỏi nhé. Trên thực thế, một nghiên cứu mới đây đã nêu ra một cách thức chữa trị cấp tiến và liên quan nhiều đến máy móc hơn: phẫu thuật cấy nam châm vào hốc mắt.

    Một đội ngũ các nhà khoa học đến từ Đại học London và Đại học Oxford đã nghiên cứu ra một giải pháp chữa trị hội chứng opsoclonus-myoclonus (hội chứng co giật mắt theo nhiều hướng không tiên đoán được- co giật bắp thịt không tự ý), và cứ 400 người thì lại có 1 người mắc phải nó. Căn bệnh này gây ra không ít rắc rối cho chủ thể bởi nó khiến cả thế giới xung quanh họ liên tục di chuyển không ngừng. Quy trình mới được phát triển cho phép ổn định vị trí của mắt thông qua việc cấy những nam châm làm bằng titan vào hốc mắt. Các bác sỹ sẽ sử dụng 2 nam châm, một đặt ở phần xương nằm cuối hốc mắt, và chiếc còn lại sẽ được gắn với múi cơ chịu trách nhiệm điều khiển chuyển động của mắt.

    “Một vấn đề về thần kinh thông thường sẽ cần một giải pháp cũng liên quan đến thần kinh,” Giáo sư Parashkev Nachev – bác sỹ chuyên khoa thần kinh học và đồng thời là tác giả của nghiên cứu này, chia sẻ với tờ Digital Trends. “Hầu hết những biện pháp chữa trị trước đây đều tập trung vào việc thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống thần kinh.”

    Vấn đề nảy sinh với cách thức này đó chính là việc thuốc men sẽ mang đến tác dụng phụ, khiến các bệnh nhân luôn trong trạng thái buồn ngủ. Sự phức tạp của căn bệnh rối loạn này đồng nghĩa với việc khó có thể áp dụng cách chữa bệnh nhân này cho bệnh nhân khác. Nachev so sánh hành động này cũng giống với việc cố gắng sữa chữa lỗi của bo mạch chủ trong máy tính bằng cách thay đổi vị trí của nguồn cung cấp điện.

    “Vì vậy, chúng tôi lại cố gắng đi theo hướng khác, tập trung vào điểm mà các hệ thống thần kinh đồng quy: đó chính là những cơ điều khiển mắt,” ông nói. “Vì lực để tạo nên các chuyển động của mắt lớn hơn lực gây ra chứng giật cầu mắt, về mặt lý thuyết, ta có thể tác dụng một lực đối có khả năng làm suy giảm sự giật cầu mắt, thế nhưng lại không ảnh hưởng đến các chuyển động thông thường. Điều này không thể làm trực tiếp được, ví dụ như dùng một sợi chun chẳn hạng, bởi con mắt có xu hướng đáp trả cho sự hãm này bằng việc tạo ra sẹo, dẫn tới cầu mắt bị khựng lại và không di chuyển được. Thay vào đó, ta phải thực hiện nó từ xa, bằng cách áp dụng một lực hãm mà không tạo ra tác động suy giảm trực tiếp. Đó chính là phương thức của chúng tôi.”

    Mặc dù Nachev nhấn mạnh rằng phương pháp chữa trị này mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển, thế nhưng nó đã được thử nghiệm thành công trên một bệnh nhân dũng cảm của ông. Bài nghiên cứu của đội ngũ này mới đây đã được đăng tải trên báo khoa học Opthalmology.

    Ngoài chữa chứng giật cầu mắt ra, các thiết bị sử dụng nam châm để phân phối thuốc trong người, cùng nhiều cách phẫu thuật cấy ghép nam châm khác, có vẻ như nam châm đang dần trở thành một công cụ mới vô cùng hữu dụng trong ngành y học.

    Theo Digital Trends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ