Phía Mỹ công bố chi tiết thoả thuận với ZTE, nhưng lệnh cấm vẫn còn hiệu lực

    KON,  

    Lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi ZTE trả thêm 400 triệu USD, nằm ngoài khoản tiền phạt 1 tỷ USD.

    Thoả thuận của ZTE với Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ cho phép ZTE tiếp tục kinh doanh với các nhà cung cấp của Mỹ. Thoả thuận này đã được công bố vào hôm thứ hai, sau khi công ty đồng ý trả một khoản tiền phạt trị giá 1 tỷ USD, và phải thay thế lãnh đạo và đáp ứng một số điều kiện khác.

    Tuy nhiên, lệnh cấm mua linh kiện từ Mỹ, được áp đặt từ tháng 4, sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi công ty trả khoản tiền phạt 1 tỷ USD và trả thêm 400 triệu USD tiền đặt cọc vào một ngân hàng được Hoa Kỳ chấp nhận, theo Bộ thương mại của Mỹ cho biết.

    ZTE hiện chưa bình luận về điều này.

    Phía Mỹ công bố chi tiết thoả thuận với ZTE, nhưng lệnh cấm vẫn còn hiệu lực - Ảnh 1.

    Sự sống còn của ZTE đã bị lệnh cấm đe doạ, nhưng khi gần chết đuối, công ty đã vớ được cái "phao cứu sinh" của chính quyền của Trump vào hôm thứ năm.

    ZTE sẽ phải thay thế ban giám độc của mình trong vòng 30 ngày, theo một lệnh được kí kết vào ngày 8 tháng 6 và xuất bản hôm thứ hai, trên website của Bộ thương mại Hoa Kỳ.

    Tất cả các thành viên của ban lãnh đạo của ZTE ở mức bằng hoặc cao hơn cấp phó chủ tịch cấp cao đều phải bị thay thế, cùng với bất cứ giám đốc hay nhân viên điều hành nào mà có liên quan đến những hành vi sai trái.

    Vào ngày 1 tháng 6, Reuters đã đưa tin về khoản tiền phạt và các khoản yêu cầu khác từ phía Mỹ để đảo ngược lệnh cấm. Reuters đã thiết lộ rằng ZTE đã kí kết thoả thuận sơ bộ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

    Phía Mỹ công bố chi tiết thoả thuận với ZTE, nhưng lệnh cấm vẫn còn hiệu lực - Ảnh 2.

    ZTE đã nhận tội vào năm ngoái vì đã âm mưu trốn tránh các lệnh cấm của Mỹ và đã bán linh kiện của Mỹ cho Ỉan. Lệnh cấm đã được áp dụng sau khi công ty đưa ra những tuyên bố sai lệch về việc kỷ luật những vị giám đốc có liên quan đến vi phạm. ZTE sau đó đã phải ngừng những hoạt động chính.

    Theo thoả thuận, ZTE sẽ phải tra tổng số tiền là 1,7 tỷ USD, bao gồm 361 triệu USD mà họ đã trả theo thoả thuận vào tháng 3 năm 2017, số tiền phạt 1 tỷ USD và số tiền đặt cọc 400 triệu USD.

    Khoản tiền 400 triệu USD sẽ được giữ trong một tài khoản ngân hàng của Mỹ trong 10 năm, và sẽ được giải ngân cho Bộ Thương mại của Mỹ nếu ZTE không làm theo thoả thuận. Sau 10 năm, nếu không có vi phạm nào, khoản tiền 400 triệu USD sẽ được hoàn trả cho ZTE.

    Phía Mỹ công bố chi tiết thoả thuận với ZTE, nhưng lệnh cấm vẫn còn hiệu lực - Ảnh 3.

    Các nhà lập pháp tại Hoa Kỳ đã côngg kích thoả thuận này, và lập kế hoạch để thay đổi quyết định này, lấy lý do rằng các cơ quan tình báo đã cảnh báo rằng ZTE có thể sẽ đem lại những mối hoạ an ninh quốc gia.

    Là một phần của thoả thuận, ZTE phải tiết lộ chi tiết cho Bộ Thương mại hoa kỳ về tất cả quyền sở hữu và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với ZTE, bao gồm cả các cổ phiếu công và tư.

    Bộ cũng sẽ chọn ra một ban điều phối giám sát trong vòng 30 ngày để báo cáo sự tuân thủ của ZTE và các chi nhánh của công ty trên toàn thế giới trong vòng 10 năm. Ban điều phối này sẽ có đội ngũ nhân viên ít nhất là 6 người, được tài trợ bởi ZTE.

    Một giám sát riêng cũng đã được bổ nhiệm bởi một toà án liên bang Mỹ tại Texas vào năm ngoái, làm việc với nhiệm kỳ 3 năm. Theo thoả thuận, ZTE cũng đã đồng ý với điều khoản này để cho phép chính phủ Mỹ tiếp cận dễ dàng hơn để chứng thực được rằng công ty có vận chuyển các lô hàng theo đúng quy định.

    Ngoài ra, trong vòng 180 ngày, ZTE phải đăng các tính toán về việc sử dụng linh kiện của Mỹ trong các sản phẩm của họ trên website bằng tiếng Trung và tiếng Anh.

    Tham khảo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ