Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp

    Tuấn Lê,  

    Điểm sáng giá của dòng xử lý này là cho khả năng tiết kiệm điện năng hiệu quả, nâng thời gian sử dụng laptop lên đến nhiều ngày liền và không cần quạt tản nhiệt.

    Trong ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Qualcomm 2019, nền tảng xử lý Snapdragon 7c, 8c và 8cx dành cho laptop đã chính thức được giới thiệu. 

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 1.

    Theo Qualcomm, vi xử lý mới của họ có thể mang đến thời lượng pin dài, kết nối mạng di động và hiệu suất AI cao, từ đó mở đường cho thế hệ máy tính hiện đại với thiết kế mỏng nhẹ và không cần quạt.

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 2.

    “Thế hệ người tiêu dùng quen dùng điện thoại di động sẽ mong muốn những trải nghiệm tương tự như chiếc điện thoại thông minh của họ, vì vậy chúng tôi đã đưa ra phát kiến này, với những công nghệ và tính năng cho phép người dùng trải nghiệm chính xác những gì họ muốn, theo nhiều mức giá khác nhau", Alex Katouzian, Phó chủ tịch mảng điện thoại di động của Qualcomm Technologies chia sẻ.

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 3.

    Snapdragon 7c là nền tảng có mức giá khởi điểm, dùng cho các laptop có mức giá từ 299 đến dưới 400 USD. Qualcomm cho biết hiệu suất hoạt động của 7c sẽ được nâng cấp 25% cũng như gấp đôi thời lượng pin so với đối thủ khác, kèm theo đó là khả năng kết nối LTE và AI, điều mà các sản phẩm khác trên thị trường không có.

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 4.

    7c sử dụng CPU 8 lõi Qualcomm Kryo 468, Qualcomm Adreno 618 và đáp ứng dung lượng pin đáng kinh ngạc trong phân khúc giá rẻ. Thêm vào đó engine AI của Qualcomm cung cấp hơn 5 nghìn tỉ thuật toán trên giây (TOPS). Đây sẽ là nền tảng cho dòng laptop giá rẻ mà khách hàng mong đợi, Qualcomm cho biết.

    Tiếp đến là Snapdragon 8c sản xuất trên tiến trình 7nm, hiệu suất tăng 30% so với Snapdragon 850, năng suất đa nhiệm tốt hơn đáng kể. Modem Snapdragon X24 LTE tích hợp trên nền tảng này giúp kích hoạt khả năng kết nối siêu nhanh với tốc độ nhiều gigabit, nhờ vậy các tác vụ điện toán đám mây không bị gián đoạn. 

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 6.

    Máy tính chạy Snapdragon 8c có giá từ 500-600 USD.

    Engine Qualcomm AI trên 8c có thể thực hiện 6 TOPS, trong khi GPU mạnh mẽ đem lại khả năng đồ họa hoàn hảo, tất cả được kết hợp trong một thiết kế mỏng nhẹ, không quạt, được tối ưu hóa dành cho các công năng sử dụng chính.

    Qua trải nghiệm nhanh, các tác vụ trên chiếc laptop chạy Snapdragon 8c khá mượt mà. Trên máy demo lúc này có đang cài sẵn Asphalt 9 (giả lập cài APK lên Win10) nên chúng tôi có mở lên chơi thử 2 màn, phần đồ hoạ xử lý rất chi tiết, tuy nhiên lúc điều khiển thì hiện tượng giật khung hình và phản hồi chậm xảy ra thường xuyên.

    Cuối cùng là Snapdragon 8cx, nền tảng xử lý cao nhất trong dải sản phẩm mới với mục tiêu hướng đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hệ thống và kết nối các phần mềm an ninh để tăng cường hiệu suất, tính bảo mật bên cạnh những tính năng tuyệt vời khác như thời lượng pin khủng và khả năng kết nối cực lớn của Snapdragon 8cx để nâng cao hiệu quả lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời đảm bảo bảo mật dữ liệu tối đa.

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 8.

    Được biết, phiên bản 8cx chạy mạng 5G có thể sẽ xuất hiện trên dòng sản phẩm Project Limitless ra mắt trong năm 2020 của Lenovo, trong khi đó bản tiêu chuẩn sẽ được tích hợp vào bên trong Galaxy Book S của Samsung.

    Qualcomm ra mắt Snapdragon 7c, 8c và 8cx: Nền tảng xử lý dành cho laptop từ giá rẻ đến cao cấp - Ảnh 9.

    Một góc demo so sánh nhiệt độ mặt đáy của hai laptop Galaxy Book S chạy Snapdragon 8cx và Dell XPS chạy Intel Core i5 thế hệ 10 1035G1. Cả hai đều đang vận hành 3 tác vụ cùng lúc là 1 cửa sổ Youtube, 1 cửa sổ Photoshop và 1 cửa sổ webcam. Kết quả cho thấy 8cx chỉ đạt 25 độ C trong khi đó XPS có sự phân bố nhiệt khá chênh lệch với vùng mát nhất là 27,9 và nóng nhất là 39,6 độ C.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ