Qualcomm sắp giới thiệu chip ARM 10nm 48 lõi đột phá, nhưng liệu thị trường sẽ mỉm cười với họ?

    NPQM,  

    Chúng ta sẽ được thấy những tin vui đến với phân khúc chip sử dụng cấp trúc ARM mới hay là điều ngược lại?

    Vào thời điểm hơn một năm về trước, Qualcomm đã mạnh dạn tuyên bố sẽ dấn thân vào thị trường sản xuất hỗ trợ server với một bộ vi xử lý 24 lõi được xây dựng ngay trên cơ sở chip ARM mà mình vẫn gắn bó. Khi ấy, chip 24 lõi vẫn chỉ là một dự án nguyên mẫu thử nghiệm, tuy nhiên, thật bất ngờ khi chỉ sau chừng ấy thời gian, Qualcomm đã rục rịch chuẩn bị cho màn ra mắt của một con chip 48 lõi được tạo ra bởi quy trình sản xuất 10nm vào năm 2017 tới đây. Thế hệ chip mới này sẽ có tên gọi Qualcomm Centriq 2400 - 48 lõi - thiết kế hoàn toàn từ nền tảng Qualcomm Falkor CPU.

    "Thế hệ Qualcomm Centriq CPU 2400 sẽ đưa viễn cảnh một con chip có khả năng cung cấp hiệu năng cực lớn mà vẫn tiết kiệm năng lượng đi vào hiện thực," Anand Chandrasekher, phó chủ tịch và quản lý Qualcomm Datacenter Technologies cho biết. "Qualcomm luôn đặt trọng tâm đặc biệt vào nhiệm vụ chế tạo ra những công nghệ xử lý tối ưu nhất cho smartphone cao cấp. Quy trình sản xuất 10nm cũng được tiên phong bởi chúng tôi, đi cùng với những chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực chip ARM và SoC."

    Các thông số kỹ thuật cụ thể và dữ liệu hiệu suất vẫn chưa được Qualcomm công bố chính thức, do đó chúng ta vẫn chưa thể biết được sự khác biệt cụ thể đối với những người anh em x86 trước đó. Nhất là khi xét đến tính thống trị thị trường thì có vẻ như Qualcomm vẫn còn cả một chặng đường nữa trước khi sản phẩm mới này được tiếp nhận rộng rãi

    Thử thách trước mắt

    Trước tiên chúng ta cần làm rõ một số khía cạnh ban đầu. Nếu bạn đang tìm một công ty với khả năng cung cấp một hệ thống server chủ lực mà chạy trên cấu trúc ARM, thì chắc chắn danh sách những tên tuổi đủ tiềm lực sẽ không nhiều, và Qualcomm sẽ là cái tên đầu tiên hiện lên trong đó. Họ đã quá quen thuộc với những bước tiền sẵn có trong làng công nghệ mobile để có thể đưa ra một kết quả thỏa mãn yêu cầu thị trường, họ có nền tài chính vững mạnh để đầu tư vào một lĩnh vực mới như vậy (kể cả khi tính đến những quy trình tự sản xuất thiết bị và linh kiện riêng), giúp họ trực tiếp đối đầu với những ông lớn khác như Intel và AMD, đặc biệt là trong góc cạnh mà họ đang nắm giữ vị thế đi đầu này.

    Tuy vậy, kết luận rằng Qualcomm có tỷ lệ thành công cao nhất trong việc ra mắt một sản phẩm server ARM đủ tầm cỡ đánh bại Intel vẫn không có nghĩa rằng chính sản phẩm đó sẽ tạo nên những khó khăn cho các nhà sản xuất khác (tính cả Intel). Quá trình giới thiệu thiết bị phần cứng của AMD đã bị trì hoãn mãi cho tới tận đầu năm nay bởi vì hệ sinh thái phần mềm ARM của chính họ chưa đủ bứt phá để tạo ra sức nặng trên thị trường. Ngoài ra, một vài tên tuổi khác trong ngành sản xuất server dựa trên cấu trúc ARM (như Calxeda) cũng đã đóng cửa. AppliedMicro cũng chưa có bất kỳ thông báo thống kê nào về những khách hàng tiềm năng, và Calvium chỉ mới bắt đầu tung các sản phẩm phần cứng của mình ra thị trường.

    Được biết, AMD cũng đã chuyển dịch cơ cấu thiết bị ARM sang ưu tiên thấp hơn. Cụ thể, trong hội thảo công nghệ Credit Suisse gần đây, CEO của AMD - Lisa Su - đã trả lời sau khi được hỏi về tình hình phát triển mảng kinh doanh ARM của công ty như sau:

    "Từ góc nhìn của một nhà sản xuất chip ARM, chúng tôi tin rằng cấu trúc xử lý này vẫn sẽ luôn có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường trên toàn thế giới. Nhưng từ góc nhìn của riêng mình thì chúng tôi sẽ đặt nó là một con đường phát triển và tiếp cận khác trong số nhiều lựa chọn. Còn từ góc nhìn và tiêu chuẩn cho một sản phẩm tiềm năng, thì những chip xử lý x86 mới đang là cái tên nắm giữ thị trường lớn nhất và đủ hấp dẫn để công ty dốc toàn lực đầu tư."

    Qua đó, chúng ta có thể thấy được dù các rủi ro chưa thực sự hiện lên cụ thể những AMD vẫn sẽ dè chừng và không bỏ công liều lĩnh lấy đó làm hướng đi chính. Dựa trên những gì được phân tích thì đó quả thực là một quyết định sáng suốt. Xét đến mảng dữ liệu đám mây và các thương hiệu sản xuất ARM cố gắng vượt qua hệ thống trung tâm server dữ liệu cao cấp của Intel, không có ai trong số đó tạo nên một bước đột phá vượt qua ông lớn công nghệ Intel cả. Vẫn còn một cái tên khác cũng không đến nỗi sa vào vũng lầy như vậy - Dự án OpenPOWER của IBM - nhưng đã vài năm trôi qua kể từ khi khởi xướng mà chúng ta vẫn chưa thấy được những kết quả khởi sắc.

    Nếu ai đó được cho là sẽ giương ngọn cờ tiên phong trong lĩnh vực chế tạo server vận hành trên cấu trúc ARM, đó sẽ phải là Qualcomm, dù còn rất nhiều khó khăn và áp lực nữa đang hiển hiện trước mắt. Hãy sẵn sàng để đón chờ những bước tiến của Qualcomm trong năm 2017 tới đây và cập nhật từng thay đổi trong lĩnh vực tiềm năng mà khắc nghiệt này.

    Tham khảo: ExtremeTech

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ