Qualcomm trình làng một loạt công nghệ mới, hướng tới tương lai tràn ngập thiết bị kết nối không dây tốc độ cao
Qualcomm tung ra một loạt công nghệ mới bao gồm WiFi nhanh hơn, nền tảng VR mới, AI...
WiFi 802.11ax
Hãng sản xuất chip của Mỹ vừa trình làng giải pháp 802.11ax tích hợp đầu tiên cho smartphone và máy tính. Được nâng cấp từ 802.11ac, 802.11ax có tốc độ gấp đôi 11ac nhưng tiêu thụ ít điện năng hơn 67%.
Mô-đun 802.11ax của Qualcomm có tên WCN3998 sẽ được trang bị ăng ten 2x2 và áp dụng một bộ tiêu chuẩn đang dần được hoàn thiện. Dự kiến, nó sẽ tương thích với các access point 11ax có mặt trên thị trường vào đầu năm 2019.
Mô-đun mới của Qualcomm cũng hỗ trợ 11ac Wave-2, một bộ sàng lọc tiêu chuẩn của WiFi 802.11ac hiện tại. Và dự kiến nó còn thay đổi tiêu chuẩn của Bluetooth Low Energy, cải thiện mức tiêu thụ điện năng tới 75%.
Qualcomm cũng đã hợp tác với HTC và Sharp để thử nghiệm chương trình WiFi Alliance Certified Vantage trên mạng WiFi công cộng của nhà mạng KDDI. Công nghệ này cho phép mạng WiFi và mạng di động cùng tồn tại với sự xung đột ở mức tối thiểu và nhờ vậy tăng tốc độ kết nối mạng cho tất cả mọi người.
VR
Oculus, Vive và các hãng khác đang phát triển những mẫu kính thực tại ảo độc lập sử dụng chip di động và họ chắc chắn sẽ để ý tới công nghệ mà Qualcomm vừa trình làng. Cụ thể, nền tảng Snapdragon 845 XR của Qualcomm sẽ là bộ não của các kính VR độc lập, không cần kết nối với máy tính để hoạt động.
Nền tảng Snapdragon 845 XR sẽ mang lại những cải tiến cần thiết cho thiết bị VR di động. CPU Snapdragon 845 sẽ được kết hợp với Adreno 630, một hệ thống xử lý đồ họa có thể tạo ra thế giới ảo lớn hơn và tốt hơn trên di động. Nền tảng này cungxcho phép tích hợp camera và cảm biến vào bên trong màn hình, mang tới khả năng kiểm soát chuyển động tự do 6 góc độ (6DoF). Nó cũng kích hoạt khả năng đồng bộ nội địa hóa và lập bản đồ (SLAM) nhằm phát hiện các đối tượng trong thế giới thực để tránh hoặc thêm chúng vào thế giới ảo. SLAMcos thể hoạt động không dây, không cần bổ sung cảm biến bên ngoài cho các máy tính VR hiện tại...
Một thiết kế tham chiếu là nguyên mẫu bao gồm chip và mọi thứ cần thiết để xây dựng một hệ thống VR và AR hoàn chỉnh. Các thương hiệu và công ty như Oculus và HTC có thể lấy những thiết kế tham chiếu này và xây dựng sản phẩm của mình dựa trên nó.
Kính thực tại ảo độc lập của Qualcomm cung cấp 4 triệu điểm ảnh cho mỗi mắt và chip 845 có hiệu năng đồ họa tốt hơn 30%, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 30% so với thế hệ trước. Thông lượng hiển thị sẽ tăng gấp đôi tốc độ và hiện tại Qualcomm có thể hỗ trợ độ phân giải 2K cho mỗi mắt.
AI
Qualcomm cũng muốn thúc đẩy các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với engine AI mới của mình. Nó là một phần mềm sẽ hoạt động trên Snapdragon 845 mới và cả 835, 660, thậm chí cả chip 820 cũ.
Tùy theo mục đích sử dụng, nền tảng Neural Processing Engine sẽ hoạt động trên DSP, CPU hoặc GPU. Hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ API Neural Networks của Android Oreo.
Âm thanh
Snapdragon 845 sẽ hỗ trợ Broadcast Audio của Qualcomm, công nghệ giúp truyền trực tiếp âm thanh từ một thiết bị tới nhiều loa hoặc tai nghe với sự đồng bộ gần như hoàn hảo. Công nghệ này sử dụng Bluetooth nên có thể đơn giản hóa giải pháp âm thanh cho nhiều phòng.
Ngoài ra, Qualcomm cũng trình làng SoC QCC5100 cho tai nghe không dây thực thụ. Với kích thước chỉ 4x4 mm, QCC5100 giảm mức tiêu thụ điện năng tới 55% so với thế hệ trước. Nó cũng hỗ trợ Broadcast Audio.
Máy tính
Qualcomm đã hợp tác với Microsoft, Asus, HP và Lenovo để mở rộng dòng máy tính Always Connected PC. Những chiếc máy tính với kết nối 4G này cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của các nhà mạng trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, Qualcomm cũng muốn tăng sự hiện diện của các mẫu máy tính Windows 10 sử dụng chip Snapdragon. Bắt đầu từ quý này, khách hàng có thể mua chúng ngay tại cửa hàng Microsoft Store hoặc các cửa hàng khác.
Kết nối tốc độ cao giữa các phương tiện tự hành
Bên cạnh việc phát triển mạng 5G cho điện thoại, Qualcomm còn muốn cung cấp kết nối tốc độ cao cho các phương tiện tự hành. Nền tảng C-V2X mới ra mắt của họ hứa hẹn cung cấp kết nối băng thông rộng, độ trễ thấp giữa các phương tiện. Dự kiến, C-V2X sẽ được thực hiện trên dải tần 5.9 GHz và được phân phổ cho Hệ thống Giao thông Thông minh triển khai vào năm 2020.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Nvidia nuối tiếc vì từ chối khoản vay của tỷ phú Masayoshi Son để tự thâu tóm chính công ty mình
Masayoshi Son, tỷ phú Nhật Bản và nhà sáng lập Softbank, từng đề nghị giúp Huang mua lại Nvidia.
Giá Bitcoin lên cao nhất từ trước đến nay, tổng thống một quốc gia hào hứng thông báo: "Tôi đã nói rồi mà"