Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950

    TVD,  

    Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợmở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp

    Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch 'Lê Hồng Phong 2', là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc , khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.

    Bối cảnh và mục tiêu chiến dịch

    Thực dân Pháp, sau những thất bại liên tiếp trong những năm đầu tái chiến với Việt Minh, thực dân Pháp tăng cường siết chặt bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và những binh đoàn ứng chiến lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh đồng thời mở những cuộc càn quét liên tiếp dữ dội ở trong vùng chiếm đóng, nhất là ở Nam Bộ để củng cố chỗ đứng chân. Thực dân Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 nhằm tiêu diệt đầu não của Việt Minh.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Bộ chỉ huy Việt Minh đã sớm nhận định đúng ý đồ của Pháp, nhanh chóng vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa . Bên cạnh đó cũng tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương, mở rộng ảnh hưởng và địa bàn căn cứ địa. Để thực hiện chủ trương này, Việt Minh mở chiến dịch Lê Hồng Phong 1 với trọng điểm là khu vực Lào Cai – Bắc Hà nhưng kết quả hạn chế. Đầu tháng 7/1950, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh quyết định chuyển hướng chiến dịch sang Cao Bằng – Lạng Sơn.

    Lực lượng hai bên

    Quân Pháp có 10 tiểu đoàn Âu Phi, 1 tiểu đoàn và 9 đại đội lính Việt; 27 khẩu pháo các loại gồm: 2 khẩu 155mm, 15 khẩu 105mm, 1 khẩu 94mm, 5 khẩu 75mm, 4 khẩu 57mm; 4 đại đội công binh; 4 đại đội cơ giới; 6 máy bay chiến đấu và 2 máy bay trinh sát liên lạc.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

     

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Về phía Việt Nam, quân số các đơn vị là 25.000 người. Bộ chỉ huy chiến dịch và cơ quan: 4.500 người. Tổng cộng: 29.500 người. Ngoài ra còn có một số đại đội bộ đội địa phương và du kích của hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn . Lãnh đạo chiến dịch là Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, cách Đông Khê 10 km về phía đông, gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp , chỉ huy trưởng kiêm chính ủy mặt trận, các ủy viên Trần Đăng Ninh , Thiếu tướng Hoàng Văn Thái , Lê Liêm , Bùi Quang Tạo .

    Diễn biến chiến dịch

    Từ 16 đến 20 tháng 9 năm 1950: Tiêu diệt cứ điểm Đông Khê

    Ban đầu, phía ta chủ trương đánh cứ điểm Cao Bằng, vì đây là một cứ điểm có thành phố lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy, địa hình Cao Bằng hiểm trở, pháo đài Cao Bằng được xây hết sức kiên cố vững chắc, địa hình tiến đánh hết sức khó khăn. Vì vậy, Đại tướng đã quyết định không chọn đánh Cao Bằng, thay vào đó Đại tướng và Bộ Tổng tham mưu chọn Đông Khê, một cứ điểm khác trên tuyến đường số 4 để “đánh điểm, diệt viện”. Đây là vị trí mà phía Pháp có bố trí ít hơn ở Cao Bằng. Địa hình xung quanh là rừng núi, phù hợp để quân ta mai phục, ẩn nấp tiếp cận cứ điểm. Phương án này sau khi báo cáo lên Hồ Chủ tịch đã được thông qua.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Ban chỉ huy mặt trận Đông Khê quyết định sử dụng một lực lượng ưu thế để đánh Đông Khê. Nhiệm vụ các đơn vị được phân công như sau:

    1. Trung đoàn 174 được tăng cường tiểu đoàn 426, tiểu đoàn 11 Đại đoàn 308 , sáu khẩu sơn pháo 75mm, bốn khẩu ĐKZ 57mm có nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu từ hướng đông bắc và bắc.
    2. Trung đoàn 209 được tăng cường bốn khẩu sơn pháo 75mm, hai khẩu ĐKZ, có nhiệm vụ tiến công trên hướng thứ yếu từ hướng tây nam và tây.
    3. Tiểu đoàn pháo 75mm gồm ba khẩu bố trí ở đông cụm cứ điểm, chi viện trực tiếp cho trận đánh.
    4. Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 bố trí ở đông nam Đông Khê, có nhiệm vụ tiêu diệt quân nhảy dù và chặn đánh quân Pháp ở Đông Khê chạy về phía nam, đồng thời làm lực lượng dự bị đánh Đông Khê khi cần thiết.

    Sáng ngày 16/9 năm 1950, Đông Khê, 6 giờ 30, Một trận pháo kích lớn đổ xuống những trận địa Pháp ở đây. Trung đoàn 174 tổ chức mở cuộc tiến công các vị trí tiền tiêu. Vào 18 giờ 30, tướng Hoàng Văn Thái , chỉ huy trực tiếp trận đánh hạ lệnh tổng tấn công. Trận chiến đấu ác liệt kéo dài suốt đêm, sau 54 giờ chiến đấu, đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ. Lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng thành công chiến thuật công kiên có hiệu quả ở cấp trung đoàn .

    Từ 21/9 đến 6/10 năm 1950: Tiêu diệt quân cơ động Pháp

    Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc Bộ thực hiện cuộc "hành quân kép". Quân Pháp gửi tiếp viện đi từ Lạng Sơn qua ngả Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê.

    - Cuộc hành quân Tizgnit : một cánh gồm ba tiểu đoàn lính Tabor và lính Ma rốc do trung tá Maurice Le Page chỉ huy hành quân từ Thất Khê lên nhằm chiếm lại cứ điểm Đông Khê mở lại đường số 4 và thu hút chủ lực của quân Việt Minh .

    - Cuộc hành quân Orage (Bão táp): một cánh do trung tá Pierre Charton chỉ huy rút từ Cao Bằng xuống gặp Le Page ở Đông Khê .

    - Một tiểu đoàn nhảy dù do đại úy Jean Pierre và trung uý Faulque được thả xuống Thất Khê để tiếp viện và chặn giữ Việt Minh khỏi tràn xuống Lạng sơn.

    Việt Minh đã sớm bố trí các thế trận chờ sẵn. Trong thời gian 12 ngày khi binh đoàn Le Page đi qua Thất Khê, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã liên tục củng cố các vị trí phục kích chỉ cách thị trấn có vài giờ đường.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Sáng sớm ngày 2-10-50, trung tá Le Page cho chuyển quân. Tiểu đoàn dù đi tiền phong, đến đồn Na-pa hiện bỏ trống, cách Đông Khê khoảng 6 cây số thì giao chiến. 10 tiểu đoàn QĐNDVN đợi quân dù xuống lòng chảo mới ở trên các ngọn đồi và từ đồn Na-pa nổ súng xuống. Tiểu đoàn dù đã thiệt hại 1/3 quân số. Lepage vội vàng ra lệnh ngưng tiến, ra lệnh cho quân dù còn lại cố cầm chân QĐNDVN để Lepage tìm đường khác xuyên qua rừng.Suốt ngày 2 tháng 10 , các trận địa mai phục của đại đoàn 308 Việt Minh liên tục đánh thiệt hại và làm tiêu hao cánh quân của Le Page.

    Đêm 2-3 tháng 10, 4 giờ sáng, tiểu đoàn 1 Ta-bo của Le Page lại tiếp tục tấn công lên dãy núi vôi phía tây nam Đông Khê . Đêm 3-4 tháng 10, đơn vị của chỉ huy Delcros bị đánh bật khỏi Na Kéo và rút chạy về Lũng Phai. Đến ngày 4 tháng 10 tiểu đoàn dù lê dương số 1 và Tabor [2] của Pháp đã bị thiệt hại nghiêm trọng và buộc phải rút chạy khỏi Khâu Luông chạy về cố thủ với nửa binh đoàn còn lại ở thung lũng Cốc Xá , cách Đông Khê 6 km về phía Tây Nam để đợi cánh quân của Charton rút về từ Cao Bằng.

    Ngày 2/10, Charton chuẩn bị rút lui, ông ra lệnh hủy bỏ các thứ nặng cồng kềnh, bỏ tất cả xe cam-nhông, trọng pháo, bỏ đạn dược, quân nhu, lương thực... chỉ mang theo hai ngày lương thực, băng rừng xuống mạn tây nam để gặp đoàn quân Le page. Ngày 6/10, tình hình của binh đoàn Charton xấu đi rõ rệt. Đại úy Morichere, chỉ huy 1 đại đội hỗ trợ bản xứ, quyết định vượt rặng đá vôi phía đông Quảng Liệt để đến gặp Le Page. Anh ta đã đụng với một đơn vị Việt Minh lớn, có thể là 1 tiểu đoàn. Kết quả, cả 1 đại đội hỗ trợ bị tiêu diệt hoàn toàn.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Vào sáng sớm 7/10 bộ đội Việt Minh bắt đầu tấn công binh đoàn của Charton. Đến chiều, binh đoàn Charton trở nên rối loạn. 16 giờ, Charton đã tập hợp những người còn sống sót rút khỏi 477 mở đường máu về Nà Cao, nhưng đến chiều thì bị bắt làm tù binh cùng với toàn bộ ban tham mưu. Những quân lính còn lại của Le Page cùng với chỉ huy của mình mất liên lạc với Charton đã tìm cách rút theo đường rừng để về Thất Khê nhưng sang ngày 8 tháng 10, Le Page cũng đã bị các binh sĩ của trung đoàn 88 đại đoàn 308 bắt làm tù binh cùng với các sĩ quan tham mưu của mình.

    Từ 9 đến 14 tháng 10 năm 1950: Truy kích quân Pháp

    Binh đoàn Le Page có 1.021 thoát được trên 3.193, binh đoàn Charton chỉ có 367 trên 2.614, Charton và Le Page bị bắt. Tính đến ngày 8 tháng 10 , Quân đội Nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn quân Pháp, làm sụp đổ kế hoạch phòng thủ biên giới. Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch. Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm , Đồng Lập , Lạng Sơn ... với thiệt hại rất nặng nề.

    Sự phát triển của Nghệ thuật quân sự Việt Nam

    Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

    Đây cũng là lần đầu tiên ta thực hiện một kế hoạch tác chiến mới với tên gọi “Đánh điểm diệt viện” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy. Có thể hiểu đó là nghệ thuật vây điểm, hay diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, có tác dụng mở màn, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh tiêu diệt lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn đánh ở đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng thời điểm, thời gian ta đã chọn là một nghệ thuật rất cao.

    Đại tướng Võ nguyên giáp và những chiến công (Phần I): Chiến dịch Biên giới 1950
     

    Trong chiến dịch Biên Giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn đánh cứ điểm Đông Khê, buộc hai binh đoàn Le Page và Charton từ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng về ứng cứu cho Đông Khê. Và ta chặn đánh địch trên đường chúng ứng cứu cho địa điểm bị quân ta đã chọn công kích trước đó. Với đường lối chiến tranh đúng đắn kết hợp với nghệ thuật chiến tranh đạt tới đỉnh cao, cùng với sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt đã tạo nên chiến thắng to lớn ngoài dự kiến trong Chiến dịch Biên giới 1950.

    Thắng lợi to lớn này đã mở ra một thời kỳ mới trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược – thời kỳ thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn nằm trong tay quân đội cách mạng Việt Nam.

    Tham khảo: Wikipedia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ