Điểm mặt các siêu chiến đấu cơ thế hệ 5

    PV,  

    (Genk.vn) - Nhiều chiếc chỉ nằm trên bàn giấy nhưng đã hứa hẹn là đỉnh cao về công nghệ.

    Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được xem là vũ khí hiện đại và tối quan trọng trong chiến lược quốc phòng của các nước. Chính vì thế, không có gì là khi rất nhiều quốc gia chấp nhận chi hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí vốn được xem là át chủ bài trên chiến trường.

    Điểm mặt các ‘siêu cơ’ chiến đấu thế hệ 5:

    F 22 (Mỹ)

    F-22 là loại máy bay chuyên về không chiến, và mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tích hợp khả năng tấn công mặt đất, nhưng loại máy bay này vẫn chưa lần nào phải chiến đấu dưới mặt đất. F-22 có giá lên đến 200 triệu USD/chiếc (chưa tính chi phí nghiên cứu phát triển).

     
     

    F-35 Lightning II (Mỹ)

    F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Giá của một chiếc F-35 trang bị đầy đủ vũ khí cũng xấp xỉ 200 triệu USD.

     
     

    T-50 (Nga)

    Sau nhiều năm nghiên cứu và hàng trăm chuyến bay thử nghiệm, đến nay, nhiều đặc điểm của Su-T-50 vẫn còn là bí ẩn. Nhưng theo tiết lộ của nhà thiết kế, các thông số cơ bản của nó là "vượt trội" so với những loại tương tự của nước ngoài. Hơn nữa, các thử nghiệm đã cho thấy, Su-T-50 không những đã đáp ứng mà thậm chí còn vượt quá sự mong đợi của nhà phát triển.

     
     

    J-20 (Trung Quốc)

    J-20 có thiết kế hình khá độc đáo trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt. Còn vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên chiếc F-117 vốn bị bắn rơi tại Kosovo năm 1999 hoặc của chiếc B-2 Spirit được sao chép từ một nguồn chưa rõ ràng. Dù vậy Trung Quốc đã khẳng định rằng máy bay là sản phẩm được phát triển hoàn toàn trong nội địa và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Hoa Kỳ hay Sukhoi T-50 của Nga.

     
     

    J-31 (Trung Quốc)

    Dù J-31 ban đầu không được chế tạo để xuất khẩu, song nó không đủ tốt và J-31 có thể sẽ không bao giờ xuất hiện trong trang bị của Quân đội Trung Quốc bởi loại máy bay này hoàn toàn không phải chương trình quốc gia vì thế loại máy bay này được chuyển sang dùng cho việc xuất khẩu. Chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin khẳng định J-31 sẽ là đối thủ đầy thách thức của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

     

    Tuy nhiên trong khi sao chép F-22 và F-35 về hình dáng thì Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất động cơ cho J-31 khi vẫn phải sử dụng động cơ RD-93 do Nga chế tạo, việc không thể có được loại động cơ véctơ trọng lực có điều khiển nên không có ưu thế về khả năng cơ động linh hoạt.

     

    KF-X (Hàn Quốc)

    Korea Aerospace Industries KF-X là một chương trình của Hàn Quốc nhằm phát triển một mẫu máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến dành cho Không quân Hàn Quốc (ROKAF) và Không quân Indonesia (TNI-AU), chương trình này do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác cùng phát triển.Đây là chương trình phát triển máy bay tiêm kích thứ hai của Hàn Quốc sau chương trình FA-50.

     
     

    ATD-X (Nhật Bản)

    Mitsubishi ATD-X Shinshin là một mẫu thử máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 5 sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến. Được biết, tiêm kích ATD-X được ứng dụng công nghệ tàng hình, kể cả hình dáng tán xạ sóng radar, các vật liệu hấp thụ sóng điện từ và vật liệu composite. ATD-X Shinshin cũng có thể được trang bị radar đa chế độ với ăng-ten mạng pha chủ động, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống trao đổi thông tin thống nhất.

     
     

    AMCA (Ấn Độ)

    Advanced Medium Combat Aircraft (Máy bay chiến đấu tầm trung tiên tiến - AMCA), trước đây còn gọi là Medium Combat Aircraft (Máy bay chiến đấu tầm trung - MCA), là một loại máy bay tiêm kích đa năng tàng hình một chỗ thế hệ thứ 5, trang bị hai động cơ được Ấn Độ phát triển. Nó sẽ bổ sung cho lực lượng của Không quân Ấn Độ hiện đang sử dụng cũng như dự định trang bị các loại máy bay như HAL Tejas, Sukhoi/HAL FGFA, Sukhoi Su-30MKI và MRCA.

     Mô hình siêu máy bay AMCA tại một triển lãm hàng không

    Mô hình siêu máy bay AMCA tại một triển lãm hàng không

    Loại máy bay này dự định sẽ thay thế cho SEPECAT Jaguar & Dassault Mirage 2000 hiện đã xuống cấp. Công việc thiết kế không chính thức về MCA đã được bắt đầu. Một phiên bản cho hải quân cũng được phát triển, ngân sách dành cho loại máy bay này là hơn 2 tỉ USD cho 3 năm sắp tới, dự kiến số lượng AMCA có thể lên tới 250 chiếc.

     

    TFX (Thổ Nhĩ Kỳ)

    Tạp chí Cất cánh Toàn cầu của Anh hôm 9/8 vừa tiết lộ hình ảnh bản vẽ mô phỏng về 3 thiết kế khái niệm máy bay chiến đấu tàng hình tiềm năng trong chương trình TFX (Dự án thiết kế khái niệm máy bay chiến đấu nội địa) do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển để dự định thay thế cho những chiến đấu cơ lỗi thời F-4 và F-16 trong tương lai.

     Dù còn nằm trên bản vẽ thiết kế

    Dù còn nằm trên bản vẽ thiết kế

     Nhưng TFX đã được xem là một trong những vũ khí hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ

    Nhưng TFX đã được xem là một trong những vũ khí hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ

    Sukhoi/HAL FGFA

    Sukhoi/HAL Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA – Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5) là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5, được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Đây là một đề án bắt nguồn từ PAK FA (T-50 là mẫu thử) đang được phát triển.

     

    FGFA là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy tiềm năng, có chiều dài 22,6 m, cao 5,9 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn. Máy bay sẽ được trang bị hai động cơ điều khiển lực đẩy vector cho phép máy bay tăng tốc đến tốc độ Mach 2 (2.300 km/h), tầm bay lên đến 3.800 km.

     

     

    Theo Báo Đất Việt

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày