Nga đấu tăng với Mỹ, ai chiếm thế thượng phong?

    PV,  

    Lời mời đấu tăng với Mỹ thực chất giống như “ván bài lật ngửa”.

    “Nga đã mời các đồng nghiệp Mỹ cùng tham gia. Lời mời của chúng tôi đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chấp thuận”, RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết sau cuộc gặp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ và Nga tại Washington. Tuy Mỹ đã chấp thuận tham gia cuộc thi này nhưng họ chỉ có thể gửi lực lượng tham dự vào năm sau.

    Tăng T90-A đang được bảo dưỡng

    Một cuộc thi mang tính thực tế sẽ làm rõ nhiều vấn đề vì chính bản thân Nga cũng đang phân vân với thực lực quân sự của mình. Bấy lâu nay Nga vẫn chìm trong giấc ngủ đông và tư tưởng nắm thế độc tôn trong xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, nước Nga vẫn đang cần lắm những cuộc thử sức mới mà điển hình là khả năng tác chiến của các đơn vị chủ lực.

    Vũ khí giữa hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ luôn tồn tại sự cân bằng, được xem như đối trọng của nhau. Khi một trong hai nước cho ra đời vũ khí mới thì ngay lập tức nước còn lại cũng cho ra sản phẩm tương tự “cạnh tranh”.

    Cuộc đua sẽ rất hấp dẫn nếu các bên đều đưa ra át chủ bài

    Tuy nhiên, khí tài xe tăng trước giờ vẫn là niềm tự hào của nước Nga bỗng trở nên khập khiễng khi trong hàng loạt các cuộc chiến gần đây chúng trở thành những mục tiêu di động vô hại trên chiến trường.

    Liệu Mỹ có cử M1 Abrams!

    Trong cuộc chiến trang vùng Vịnh 1991, trong khi Không quân Mỹ mất 43 ngày không kích với cường độ cao để tiêu diệt 50% lực lượng tăng Iraq, còn tăng – thiết giáp Mỹ chỉ mất 4 ngày diệt thêm 25%.

    Pháo chính cùng đạn sabot với đầu xuyên uranium nghèo tạo nên hỏa lực cực mạnh của M1 Abrams

    Trận 73 Easting với một phe là liên quân Mỹ - Anh (gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 2) với bên kia là tăng – thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Iraq (trang bị xe tăng T-72 của Liên Xô). Đại đội tiên phong quân Mỹ dưới sự chỉ huy của Đại úy H.R McMaster chỉ huy đơn vị gồm 9 chiếc M1 Abrams và 12 chiếc M2 Bradley trong vòng một tiếng đã dọn sạch tuyến phòng ngự, cũng như ngăn chặn thành công cuộc phản công chớp nhoáng ngay sau đó.

    Nặng tới 67,6 tấn nhưng M1 Abrams vẫn phi với tốc độ 67,7km/h.

    Kết quả sau cùng của trận đánh này là 120 xe tăng – thiết giáp bị phá hủy và hơn 600 binh lính bị loại khỏi vòng chiến. Cũng trong trận này, một chiếc M1 Abrams đã xác lập kỷ lục bắn hạ 3 xe tăng Iraq trong vòng chưa đầy 10 giây.

    Nga có siêu tăng Armata

    Theo thời báo kinh doanh Vedomosti (Nga) cho biết trong cuộc thi đầu tiên mới tổ chức, Nga không sử dụng các kíp xe tăng tiên tiến nhất T-90A tham gia môn thể thao này mà chỉ giới hạn cho phép loại tăng T-72.

    Dàn xe tăng thi đấu được sơn màu để phân biệt

    Bốn chiếc xe tăng T-72 được sơn bằng các màu sắc nổi bật gồm: vàng, hồng, đỏ, trắng chạy 3 vòng trên địa hình gồ ghề và bắn vào những mục tiêu giống như xe tăng, nhà và máy bay trực thăng. Chiếc tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 5 phút 28 giây.

    Xe tăng C1 Ariete của Ý vẫn thường lọt vào top mạnh nhất thế giới

    Tuy nhiên, trong các cuộc thi tài lần sau với sự tham gia của Mỹ, Đức, Ý. Hẳn Nga sẽ phải cử đại diện mạnh nhất của mình để tranh tài cùng các xe tăng của các nước vốn được cho là có lực lượng tăng thiết giáp hiện đại và hùng hậu.

    Tăng Leopard 2 của Đức cũng được đánh giá rất cao

    Nhiều người hẳn sẽ nghĩ đến hai phiên bản tiến tiến nhất thời điểm hiện tại là T-90A và Armata. T-90A thì đã tạo được tên tuổi nhất định bởi sự cơ động mà nhiều người quan tâm còn nhớ đến với biệt danh “xe tăng bay”. Nên nếu có màn đua tốc độ T-90A gần như nắm chắc phần thắng.

    Tuy nhiên, với hỏa lực và độ chính xác cao tăng Armata được kỳ vọng sẽ trở thành xe tăng tiêu chuẩn trong quân đội Nga vào năm 2015. Do đó, vẫn không loại trừ khả năng Nga sẽ đưa siêu tăng này thử đọ sức với dàn tăng hiện đại nhất của các nước khác.

    Hình ảnh giả định xe tăng Armata.

    Đặc biệt, tăng Armata sẽ ứng dụng một công nghệ vỏ giáp tối tân để nâng cao khả năng sống còn của xe trong điều kiện chiến đấu thực tế. Siêu xe tăng này cũng sẽ được trang bị module chiến đấu tự động, cho phép đơn giản hóa nhiệm vụ của kíp điều khiển từ xác định tới khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

    Cuộc đấu tăng giữa Nga và Mỹ tuy còn chưa ngã ngũ nhưng đã đủ khiến nhiều người trông chờ. Khi đây là cuộc thi tài giữa hai cường quốc quân sự, đồng thời cũng là hai nước xuất khẩu vũ khí uy tín được rất nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

    Theo Báo Đất Việt

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ