Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)

    TVD,  

    FGM-148 Javelin, BGM-71 TOW, 9M133 Kornet và RPG-30.

    Trong phần trước của loạt bài “Những sát thủ diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay” chúng ta đã điểm qua những loại tên lửa chống tăng hàng đầu thế giới, trong đó có RPG-7, 9M123 Khrizantema, AGM-114 Hellfire và tên lửa tầm xa Spike NLOS. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ điểm qua những “sát thủ” chống tăng hàng đầu của Mỹ và Nga.

    FGM-148 Javelin

    Đây là loại tên lửa dẫn hướng chống tăng vác vai của Hoa Kỳ . Javelin là loại tên lửa tự dẫn đến mục tiêu. Tên lửa này thường dùng để tấn công phần bên trên các xe tăng , xe thiết giáp do phần trên của các xe này mỏng hơn. Tên lửa này cũng có thể sử dụng trên các máy bay trực thăng ở các kiểu tên lửa tấn công trực tiếp. Tên lửa đạt đến độ cao lớn nhất là 150m trong kiểu tấn công phía trên và đạt độ cao 50m trong kiểu bắn thẳng. Tên lửa được trang bị với một bộ tìm kiếm ảnh hồng ngoại . Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm . Javelin đã được sử dụng trong Cuộc xâm lược Iraq năm 2003 , có hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq .

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Tên lửa được phóng từ ống phóng vác vai, động cơ tên lửa hoạt động khi ra khỏi ống phóng và cách người bắn một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho người bắn. Các ống phóng có chứa tên lửa để bảo vệ tên lửa khỏi sự hư hỏng từ môi trường. Ống phóng cũng có thể có hệ thống khóa điện tử được gắn kèm hay được tháo rời khỏi tên lửa để quá trình phóng được đơn giản và nhanh chóng từ hệ chỉ huy phóng.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Tầm bắn của tổ hợp Javelin là vào khoảng từ 50-2.500 m, tốc độ tên lửa đạt 290 m/giây. Được trang bị đầu đạn HEAT chống tăng 8,4kg, khả năng xuyên phá vỏ thép dày trên 600mm. Hệ thống phóng của FGM-148 Javelin trị giá 1 triệu USD, trong khi mỗi quả tên lửa có giá 147.000 USD.

    BGM-71 TOW

    BGM-71 TOW là một loại tên lửa điều khiển chống tăng được chế tạo lần đầu vào năm 1970 và thử nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam . Trong lần thử nghiệm đầu tiên vào ngày 9 tháng 5 năm 1972 tại chiến trường Bắc Tây Nguyên , đơn vị thử nghiệm đã tiêu diệt được 3 xe tăng PT-76 của Quân đội Nhân dân Việt Nam . Đến cuối tháng 5, đơn vị thử nghiệm BGM-71 TOW đã diệt được 24 xe tăng đối phương. BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ, được mệnh danh là sát thủ diệt tăng trong chiến tranh Việt Nam.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    BGM-71 TOW có nhiều biến thể khác nhau, đều sử dụng đầu đạn HEAT tuy nhiên có sức công phá và tầm bắn khác nhau. Phiên bản BGM-71F được trang bị đầu đạn kép có khả năng vô hiệu hóa loại giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại, có khả năng xuyên phá 900mm vỏ thép. Ngoài phiên bản với chân đế cố định, BGM-71 TOW có thể triển khai trên xe jeep, xe thiết giáp giúp tăng tính cơ động.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Thiếu sót lớn của TOW là nó sử dụng một sợi dây mỏng để truyền lệnh dẫn đường từ bệ phóng tới mục tiêu. Điều này làm giới hạn phạm vi tấn công của của nó chỉ khoảng 3.700m. Trong khi Các dòng tên lửa dẫn đường lade/radar như Hellfire có tầm bắn gấp đôi TOW. Điều này khá quan trọng đối với một tên lửa không đối đất, tuy nhiên ngoài các điểm yếu nói trên thì TOW vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình trên mặt đất. Có thể nói, TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng sau này. Do đó, Mỹ sẽ chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW trong năm nay, và sẽ thay thế bằng hệ thống tên lửa Hellfire.

    9M133 Kornet

    9M133 Kornet là một tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) của Nga . Đây là một loại ATGM hạng nặng dự định sẽ thay thế những thế hệ tên lửa chống tăng đã lỗi thời trong trang bị của quân đội Nga . 9M133 được thiết kế để tiêu diệt các thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ hiện nay và tương lai và cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và chậm như trực thăng . Tên lửa mang tên định danh GRAU là 9M133 và tên ký hiệu NATO là AT-14 Spriggan .

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Đạn tên lửa 9M133 có tốc độ siêu âm và tầm bắn từ 100 đến 5500 mét (3500 mét nếu bắn trong đêm). Đạn được đẩy đi bởi một động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. Kornet sử dụng hệ thống điều khiển laser SACLOS , tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu. Mỗi đạn tên lửa mang một đầu đạn liều nổ kép HEAT với khả năng xuyên giáp RHA 1000–1200 mm ở sau giáp bảo vệ tích cực (ERA), ngoài ra có thể dùng đầu đạn nhiệt áp để tiêu diệt các mục tiêu giáp mỏng, công sự và binh lực đối phương.

    Đạn tên lửa 9M133 cùng với giá phóng ba chân 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1 tạo nên tổ hợp tên lửa 9K123 , 9K123 có thể mang và sử dụng bởi một tổ chiến đấu gồm hai người. Ngoài ra một phiên bản mang vác cho bộ binh, còn có hệ thống 9K133 được gắn trên các xe đặc chủng khác và các hệ thống vũ khí này như một gói nâng cấp hoặc hệ thống vũ khí mới.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Trong cuộc xâm lược Iraq 2003 , các tên lửa Kornet có thể đã được lực lượng Iraq sử dụng để tiêu diệt các xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Việc xác minh quá trình sử dụng tên lửa Kornet trong Chiến tranh Libanon 2006 cũng được thực hiện, trong cuộc chiến này các tên lửa được nói là do Syria cung cấp đã được các chiến binh Hezbollah sử dụng thành công để tiêu diệt và gây hư hại cho các xe tăng Merkava của Israel . Một trong những báo cáo chi tiết của quân đội Israel là về việc thu giữ thành công các tên lửa Kornet tại các vị trí của Hezbollah trong ngôi làng Ghandouriyeh xuất hiện trên Daily Telegraph , ngoài ra còn có báo cáo về hòm đựng có nhãn "Khách hàng: Bộ quốc phòng Syria. Nhà cung cấp: KBP, Tula, Nga" Một vài tháng sau khi ngừng bắn, các báo cáo đã cung cấp đủ bằng chứng hình ảnh về việc Hezbollah sử dụng tên lửa Kornet.

    RPG-30

    Xí nghiệp khoa học-sản xuất quốc doanh (GNPP) Bazalt nổi tiếng của Nga đã hoàn tất công tác phát triển và thử nghiệm loại rocket chống tăng xách tay (Nga gọi là súng phóng lựu chống tăng xách tay) tối tân nhất RPG-30, dùng để tiêu diệt tất cả các loại tăng hiện có và tương lai, các loại xe bọc thép và không bọc thép, cũng như sinh lực và các công trình phòng ngự. RPG-30 có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng vệ tích cực hiện có trên thế giới.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Đây là rocket chống tăng đầu tiên trên thế giới có khả năng tiêu diệt với xác suất 100% xe tăng có trang bị hệ thống phòng vệ vệ tích cực. Hiện chưa có loại đạn rocket chống tăng nào vượt được qua hệ thống này trừ RPG-30. Vì thế, RPG-30 là loại vũ khí chưa có loại tương tự trên thế giới.

    Cấu tạo độc đáo với 2 ống phóng hình trụ, ống phóng lớn chứa quả đạn chính xuyên lõm PG-30 cỡ 105 mm; ống phóng nhỏ gắn bên dưới ống phóng chính, chứa một quả tên lửa nhỏ đóng vai trò mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng vệ tích cực, dọn đường cho quả đạn chính tấn công tiêu diệt xe tăng. Quả đạn chính PG-30 kiểu tandem (2 lượng nổ xếp nối tiếp nhau), có với khả năng xuyên thủng mọi loại vỏ giáp hiện đại. . Tầm bắn hiệu quả 200m, khả năng xuyên giáp đồng nhất (sau hệ thống phòng vệ chủ động và giáp ứng nổ) hơn 600mm.

    Những “sát thủ” diệt tăng hiệu quả nhất từ trước tới nay (Phần II)
     

    Sau khi bấm cò RPG-30, quả đạn mục tiêu giả và quả đạn chính PG-30 được bắn đi liên tiếp với với độ trễ nhỏ, đạn mục tiêu giả bay trước, sau đó là PG-30. Hệ thống phòng vệ tích cực của xe tăng không thể phản ứng thật nhanh với 2 cuộc tấn công liên tiếp nên sau khi phát hiện và phản ứng với quả đạn đầu tiên thì nó không thể kịp phản ứng đối phó với quả đạn chính PG-30 đang bay đến tấn công ngay sau đó theo cùng một đường bay. Đạn mục tiêu giả bay trước đến mục tiêu và “hy sinh” dưới tác dụng của hệ thống phòng vệ tích cực, bay sau đó một khoảng thời gian ngắn là quả đạn chính PG-30 trực tiếp tấn công tiêu diệt xe tăng (xem hình minh hoạ nguyên lý hoạt động của RPG-30). Các hệ thống phòng vệ tích cực hiện có, sau khi phản ứng với mối đe doạ (quả đạn tấn công) đầu tiên, chỉ có thể đối phó tiếp với quả đạn tấn công mới sau một thời gian trễ nhất định, thường là 0,2-0,4 s. Quãng thời gian này đủ để PG-30 tiêu diệt mục tiêu.

    (Còn tiếp...)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ