Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152

    TVD,  

    (GenK.vn) - Quân đội Việt Nam đã cải tiến và nâng cấp xe bọc thép BTR-152 của Liên Xô để đưa vào sử dụng.

    Do xe thiết giáp BTR-152 đã qua nhiều năm sử dụng, đến nay không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện và cơ động, nên Bộ tư lệnh Quân khu 2 đã chỉ đạo tập trung cải tiến, lắp động cơ đi-ê-zen thay cho động cơ xăng trước đây, lắp ly hợp, hộp số mới; chuyển đổi hệ thống lái sang trợ lực thủy lực; lắp hệ thống tín hiệu, đèn, còi ưu tiên, gương chiếu hậu; nâng cấp hệ thống truyền lực, phanh, treo chạy, nóc xe; sửa chữa nâng cấp thân xe, gạt mưa, cứu hỏa, thông gió, thông tin, ghế đệm, bơm lốp; bảo dưỡng đồng bộ, thay dầu, mỡ các cụm.

    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152

    Sau cải tiến, nâng cấp xe đã được hoạt động thử nghiệm ở các loại đường khác nhau, đặc biệt đã được thử nghiệm trong huấn luyện ở thao trường và thực hiện nhiệm vụ cơ động. Qua hoạt động, xe đều có tình trạng kỹ thuật tốt, các cụm, hệ thống trên xe đồng bộ hoạt động ổn định... Qua trực tiếp kiểm tra và tổ chức cho xe chạy ở các địa hình khác nhau, Hội đồng nghiệm thu cải tiến kỹ thuật Quân khu 2 đánh giá cao kết quả và chất lượng các nội dung nâng cấp, cải tiến của xe BTR-152 và nhất trí cho xe đi vào hoạt động phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ.

    Trước đó, được biết từ năm 2011 Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã cải tiến, đồng bộ xe thiết giáp BTR-152, với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Đây là loại xe do Liên Xô viện trợ, qua nhiều năm đã xuống cấp, việc bảo đảm kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Nhận nhiệm vụ trên giao, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật, trong thời gian ngắn, cán bộ, nhân viên của viện, trực tiếp là Xưởng Chế thử đã tìm được loại động cơ tương thích về đặc tính kỹ thuật, chạy bằng đi-ê-den, tiết kiệm nhiều nhiên liệu so với động cơ cũ chạy bằng xăng; cải tiến hệ thống lái (có trợ lực), khung, mui và nội thất của xe; phục hồi, cải tiến hệ thống bơm lốp tự động, lắp thêm đèn tín hiệu, còi và đèn ưu tiên, cần gạt mưa, kính chiếu hậu…. Các cải tiến vẫn bảo đảm tính năng cơ động vượt trội (leo dốc, tăng tốc, chuyển hướng) so với xe nguyên thủy, đồng thời tăng cường khả năng di chuyển an toàn trong môi trường đô thị. Thành công trong nghiên cứu, cải tiến loại xe này đang được nhân rộng ở các địa phương, đơn vị, góp phần nâng cao khả năng cơ động, SSCĐ, xử lý tình huống trên địa bàn.

    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152

    Những năm gần đây, trước tình hình giá xăng, dầu tăng cao, việc tiết kiệm nhiên liệu đối với xe-máy quân sự càng trở nên cần thiết. Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã nghiên cứu, đi-ê-den hóa thành công nhiều loại xe quân sự như U-ran 375D, Zin 130, 131; Gaz 53, 66… (vốn sử dụng nhiên liệu xăng) tiết kiệm nhiên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Đặc biệt, động cơ xe chạy xăng qua nhiều năm sử dụng, hệ thống đánh lửa cao áp, cung cấp nhiên liệu… rất hay hỏng hóc, việc sửa chữa, khắc phục gặp nhiều khó khăn. Theo Thượng tá Trịnh Đình Phúc, Giám đốc Xưởng Chế thử của viện: Việc đi-ê-den hóa giúp phục hồi được nhiều đầu xe quân sự, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và rất thuận lợi trong công tác bảo đảm kỹ thuật. Một số loại xe do xưởng nghiên cứu, cải tiến, lắp thêm chi tiết… đã và đang phục vụ hiệu quả trên các công trường xây dựng đường tuần tra biên giới.

    Những năm qua, xưởng còn cải tiến hơn 30 xe quân sự phục vụ nhiệm vụ đặc thù; phát huy thế mạnh về cải hoán, chế tạo xe chở tăng-thiết giáp hạng nhẹ và nghiên cứu sản xuất một số thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ hiệu quả bảo dưỡng, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật.

    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152
    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152
    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152
    Quân đội Việt Nam nâng cấp xe bọc thép BTR-152

    BTR-152 nguyên thuỷ do Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1950-1962 với 15.000 chiếc được xuất xưởng, phục vụ tại 25 quốc gia trên thế giới tính tới thời điểm này. BTR-152 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải ZiS-151, động cơ được lắp ở phía trước, cabin được đặt ngay sau đó và khoang chở quân nằm ở phía sau. Một vài biến thể sau này dùng khung gầm ZiL-157.

    Cấu trúc thân xe là kiểu hàn thép, vỏ giáp có độ dày từ 15-9mm, phần mỏng nhất nằm ở sàn xe, 4mm. Cabin có hai cửa, kính chắn gió được bảo vệ bởi 2 tấm sắt có khe nhìn, có thanh đóng mở riêng.

    Khoang chở quân phía sau có khả năng chở 1,9 tấn hàng hoặc 18 lính. Lính trong xe có thể chiến đấu bằng súng cá nhân qua các lỗ châu mai ở hai bên thân xe, vào/ra xe qua bằng cách leo qua nóc do xe không có mui. Đây cũng chính là điểm yếu nguy hiểm của BTR-152, khi tác chiến trong khu vực đô thị, đối phương có thể phục kích trên nhà cao tầng nã đạn xuống, hoặc ném lựu đạn vào bên trong gây thương vong cho binh lính. Xe cũng được trang bị vũ khí với một súng máy phòng không 12,7mm và một súng máy 7,62mm.  BTR-152 lắp động cơ xăng làm mát bằng nước ZIS-123 11,1 mã lực cho phép đạt tốc độ 75km/h (dung tích bình xăng 300 lít). Để bảo vệ động cơ, ở mũi xe có các cửa mảnh chống đạn. Xe không có bộ phận giảm xóc nên gây ra sự mệt mỏi cho kíp xe và binh lính khi di chuyển trên đường, đặc biệt địa hình vùng núi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ