Sự thật tham vọng các dự án khí cầu quân sự của Mỹ

    PV,  

    Trong những năm 2000, Lầu Năm Góc đã chi ra 7 tỷ $ về một chương trình khá đầy tham vọng để phát triển các Khí cầu quân sự.

    Một thời gian dài trước đây, Khí cầu có vẻ như là một trong những phương tiện đáng tin cậy và tiên tiến nhất trong việc truyền tải thông tin, cũng như trinh sát và ném bom từ trên cao. Khí cầu quân sự được phát triển mạnh mẽ trong thời gian của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng thảm họa ngày 06 tháng 5 năm 1937 của chiếc Khí cầu quân sự Đức " Hindenburg " đã dừng tất cả các kế hoạch phát triển.

    Theo tờ báo tin tức quốc phòng, bắt đầu từ năm 2007, và vào năm 2012, Lầu Năm Góc dành 7 tỷ USD cho sự phát triển của Khí cầu quân sự. Tuy nhiên những hạn chế về mặt kỹ thuật đã cho thấy rằng nhiệm vụ phát triển Khí cầu mới không dễ dàng mặc dù ngân sách cấp cho chúng không hề nhỏ.

    Một trong những thất bại lớn nhất của Khí cầu quân sự của Mỹ là dự án LEMV. Người ta cho rằng LEMV sẽ là phương tiện chính cho việc trinh sát của quân đội Mỹ, cũng như một phương tiện thông tin liên lạc. Dự án bắt đầu vào năm 2010 với các Khí cầu LEMV đầu tiên có thể được áp dụng ở Afghanistan.

    Sự phát triển của Khí cầu quân sự LEMV có sự tham gia của công ty nổi tiếng Northrop Grumman. Theo thông tin được biết, người ta cho rằng LEMV có thể trong 21 ngày ở độ cao khoảng 6 feet so với mực nước biển. Tất cả điều này sẽ dẫn đến tiết kiệm chi phí đáng kể. Mỗi chuyến bay của máy bay để trinh sát tiêu tốn khoảng 10-30.000 USD , trong khi Khí cầu có thể ở trên bầu trời trong 21 ngày với cùng một số tiền .

    Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện dự án phải đối mặt với những khó khăn kỹ thuật. Các chuyên gia hàng đầu của Northrop Grumman cho rằng, việc thiết kế Khí cầu LEMV không dễ dàng như vậy, kết quả không được như mong đợi ban đầu. Khi Khí cầu hoạt động trên bầu trời khoảng 5-6 ngày đã bắt đầu xuất hiện khí rò rỉ.

    Theo các nguồn tin khác nhau, khi không khắc phục được lỗi kỹ thuật này, dự án LEMV đã bị dừng lại với tiêu tốn của Nhà Trắng khoảng 315-517 triệu $.

    Hủy bỏ dự án LEMV là thất bại thứ ba để phục hồi Khí cầu quân sự của quân đội Mỹ. Trong năm 2012, chương trình tương tự MZ- 3A cũng bị đình chỉ phát triển. Vào đầu năm 2013, Không quân Mỹ đã phải từ bỏ dự án Khí cầu TCOM Blue Devil 2 với việc tiêu tốn 115 triệu $.

    Theo dự thảo, các Khí cầu Blue Devil II phát triển theo mô hình Khí cầu MAV6 , mà Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trong tháng 10 năm 2010. Khí cầu đã bắt đầu chương trình thử nghiệm và sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan trong tháng 2 năm 2012, nhưng chúng không thể bay lên được ngay lần đầu tiên . Ngoài ra, chi phí dự án đã tăng gần gấp 2 lần. Ban đầu , quân đội Mỹ đã lên kế hoạch chi tiêu với số tiền 86 triệu đô la.

     Khí cầu quân sự thuộc dự án Blue Devil của quân đội Mỹ

    Khí cầu quân sự thuộc dự án Blue Devil của quân đội Mỹ

    Tiếp theo là dự án phát triển Khí cầu HALE -D, được tạo ra cho các nhu cầu của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Người ta cho rằng Khí cầu có thể ở độ cao khoảng 18.000 feet so với mực nước biển. Nó được yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ phối hợp với các hệ thống phòng thủ tên lửa. Nhưng trong quá trình thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011 khí cầu đã bị rơi mặc dù không có ai thiệt mạng.

     Khí cầu quân sự thuộc dự án HALE-D của quân đội Mỹ

    Khí cầu HALE -D không người lái được điều khiển từ mặt đất ở độ cao 18500 mét, lấy năng lượng từ Pin mặt trời. Theo các chuyên gia thiết kế HALE –D, nó có động cơ đặc biệt, có thể tự động điều chỉnh vị trí và có thể bay cao hơn khi cần thiết . Điều này cho phép các đơn vị dễ dàng khảo sát diện tích khoảng 1.000 km vuông, chúng sẽ đóng vai trò như một phương tiện cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa, quan sát địa hình, tham gia vào việc thăm dò và giám sát thiên nhiên và giải quyết các vấn đề khác . Nhưng cuối cùng dự án đã thất bại.

    Tình hình cắt giảm ngân sách quốc phòng và khủng hoảng nợ công của Mỹ, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật nên cho tới thời điểm này, quân đội Mỹ vẫn chưa thành công trong các dự án Khí cầu quân sự của mình. Nhưng trong tương lai, theo các chuyên gia quân sự, Mỹ sẽ sớm quay trở lại với các dự án Khí cầu quân sự đầy mới mẻ này.

    Theo Top War/Seatimes

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ