Vũ khí huyền thoại thời Xô viết vẫn được trọng dụng (Phần II)

    PV,  

    Là cường quốc quân sự, Liên Xô đã sản xuất ra những vũ khí huyền thoại hiện vẫn được được quân đội Nga và nhiều nước trên thế giới sử dụng.

    Là cường quốc quân sự trên thế giới, Liên Xô đã sản xuất ra những vũ khí huyền thoại và hiện vẫn được được quân đội Nga và rất nhiều nước trên thế giới sử dụng.

    Máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm Ka-52

    Ka-52 ("Alligator") Máy bay trực thăng chiến đấu ngày đêm thế hệ mới, mục đích sử dụng là để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, các mục tiêu trên không có tốc độ thấp và binh lực đối phương. Ka-52 ("Alligator") là phiên bản hiện đại hóa của máy bay trực thăng chiến đấu tấn công Ka–50. Máy bay Ka-52 hai phi công được phát triển vào năm 1994.

    Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 25/07/1997. Ka–52 có khối lượng cất cánh 10800 kg, trần bay treo là 3900 m, tốc độ cất cánh là - 13,9m/s, tốc độ tối đa là 300 km/h, tầm hoạt đông 460 km.

    Kho vũ khí của Ka-52 có 12 tên lửa chống tăng siêu âm "Vihr" các thùng container súng máy và súng tự động treo, 80 rockets 80 mm, tên lửa không đối không, súng tự động 30 mm 2А42 với cơ số đạn 500 viên.

    Trực thăng Ka-52

    Trực thăng Ka-52

    Khác với Ka- 50, để sử dụng tổ hợp quan sát quang điện tử và radars trinh sát, trên máy bay cần thêm phi công, hai phi công cùng ngồi song song trong buồng lái, chứ không người ngồi trước người ngồi sau như các buồng lái của các máy bay trực thăng chiến đấu khác trên thế giới, giúp thành viên kíp lái tương tác tốt hơn và không cần thiết phải thực hiện chế độ cặp đôi điều khiển. Điều khiển máy bay không nhất thiết phải có hai phi công.

    Máy bay trực thăng được lắp đặt các trang thiết bị nhằm giảm tối thiểu khả năng nhận biết, hệ thống tác chiến điện tử thụ động và chủ động. Các hệ thống và các bộ phận máy móc quan trọng được lắp đặt theo cặp đôi và được bảo vệ, thùng nhiên liệu chống nổ, máy bay có hệ thống phòng cháy tự động.

    Cả hai ghế lái của phi công được lắp đặt hệ thống tên lửa – nhảy dù, phi công có thể thoát hiểm trong mọi chế độ bay bao gồm cả bay thấp. Hệ thống bảo vệ khi cánh quạt bị tấn công. Theo khả năng bọc giáp bảo vệ buồng lái có thể chịu được đạn súng máy 12, 7mm, không có loại máy bay nào tương đương Ka - 52.

    Máy bay trực thăng chiến đấu cũng có phiên bản phát triển cho Hải quân, đó là máy bay Ka-52K "Qatran". Sự khác biệt là các cánh quạt máy bay có thể xếp vào được và có thêm các thiết bị thủy lực nhằm tăng cường chịu tải của càng máy bay.

    Không quân Hải quân Nga đang có xu hương biên chế Ka – 52 thành máy bay chiến đấu tấn công trên tàu sân bay "Mistral".

    Máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8

    Mi-8 Máy bay trực thăng đa chức năng sử dụng để vận tải hành khách và hàng hóa. May bay có thể thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trên bất cứ khu vực nào của thế giới.

    Sự phát triển của trực thăng V-8 (Mi-8)  bắt đầu tại Văn phòng thiết kế và thử nghiệm của nhà máy sản xuất máy bay trực thăng M.L.Mila nhằm hiện đại hóa và nâng cấp triệt để máy bay trực thăng Mi-4.

    Chiếc Mi-8 hơn hẳn chiếc Mi-4 về tải trọng hữu ích là 2,5 lần, tốc độ bay nhanh gấp 1,4 lần. Máy bay được phát triển cùng một lúc hai mẫu, mẫu chở khách Mi-8P và mẫu vận tải hàng hóa Mi-8T. Mi-8 được sản xuất hàng loạt vào năm 1965.

    Trực thăng đa chức năng Mi-8 trong Quân đội Việt Nam

    Trực thăng đa chức năng Mi-8 trong Quân đội Việt Nam

    Máy bay chiến đấu Mi-8 T có giá treo vũ khí (rockets, bom). Các thế hệ máy bay sau này như Mi-8V có những giá treo vũ khí cải tiến nhằm tăng cường số lượng vũ khí mang theo, đồng thời có thêm ụ súng máy ở phía trước buồng lái. Mi-8 MT- là phiên bản hiện đại hóa của máy bay trực thăng từ vận tải sang máy bay vận tải chiến đấu.

    Nhằm chống lại các tên lửa hồng ngoại “đất đối không” máy bay có hệ thống làm tản mát khí nóng thoát ra tư động cơ, bộ phận phóng thiết bị gây nhiễu hồng ngoại và bộ phận tạo mục tiêu giả bằng nhiệt năng. Vào năm 1979 – 1980, các máy bay Mi-8MT tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Afganhixtan.

    Máy bay Mi-8 có thể sử dụng nhằm thực hiện các nhiệm vụ như: Yểm trợ hỏa lực, chế áp các ổ hỏa lực đối phương, đổ bộ đường không, vận tải vũ khí trang bị, đạn và tên lửa, hàng hóa, lương thực thực phẩm, thuốc men, sơ tán và cấp cứu người bị thương và hy sinh.

    Máy bay Mi-8 được coi là loại máy bay khá bình thường và không hay có sự số, có độ tin cậy cao. Có thể nói rất ổn định trong khai thác sử dụng. Ở các nước khác, Mi-8 được coi là “ngựa thồ” ‘máy bay của người lính” Các máy bay Mi-8 trên thế giới rất phổ biến như một máy bay vận tải dân dụng.

    Trong lịch sử sản xuất máy bay trực thăng theo số lượng xuất xưởng, đã có khoảng 12 nghìn chiếc Mi-8, chiếm kỷ lục thế giới về số lượng máy bay sản xuất và đưa vào sử dụng. Đồng thời Mi-8 cũng là máy bay có nhiều kỷ lục nhất thế giới. Từ năm 1964 đến năm 1969 Mi-8 đã đoạt 8 kỷ lục thế giới.

    Tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa thế hệ 3

    R-36М — tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ thứ 3, lắp trên tên lửa đẩy hạng nặng hai tầng nhiên liệu lỏng hình trụ 15А14. Tên lửa được phòng từ các hầm phóng tên lửa chiến lược. Tổ hợp được phát triển dưới sự lãnh đạo của viện thiết kế CB "Yuzhnoez” vào cuối năm 1960.

    Phiên bản tên lửa 1 đầu đạn được biên chế vào lực lượng vũ trang Liên xô R-36М  20/11/1978. Số lượng tên lửa được triển khai vào năm 1979 là 190 tổ hợp. ICBM R-36M được khối NATO định danh là tên lửa SS-18 mod 1,2,3 "Satan" (PC-20A).

    Tên lửa đạn đạo R-36М

    Tên lửa đạn đạo R-36М

    Tổ hợp tên lửa bao gồm có: hầm phòng tên lửa theo tiêu chuẩn; tên lửa đẩy hai tầng với động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu ô xi hóa lỏng, phóng theo phương pháp đẩy kiểu súng cối; hệ thống điều khiển – đạo hàng quán tín, tự động điều chỉnh, hoạt động dưới sự điều khiển của máy tính trên tên lửa.

    Tổ hợp tên lửa R-36М vào thời điểm này là vũ khí chiến lược mạnh nhất thế giới. Theo các tính năng kỹ chiến thuật, tổ hợp hơn hẳn các loại tên lửa khác trên thế giới theo nhiều thông số khác nhau. Những tính năng quan trọng như: độ chính xác tăng từ 2 – 3 lần, khả năng sẵn sàng chiến đấu – 4 lần, , по тем времена, theo nguồn năng lượng - tăng 1.4 lực đẩy; khả năng bảo vệ hầm phóng -  15-30 lần; theo thời gian bảo đảm khai thác sử dụng hiệu quả - 1,4 lần.

    Tên lửa dành cho tổ hợp mang đầu đạn hạt nhân có 3 phương án: đầu đạn đơn hạng nhẹ có đương lượng nổ 8 (Mt) tầm bắn lên tới 16000 km; đầu đạn đơn hạng nặng có đương lượng nổ lên đến 25 (Mt) có tầm bắn 11200 km; đa đầu đạn thứ cấp có số lượng block thứ cấp là 8 đầu đạn, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 1 (Mt).

    Tháng 12/2012, nhà nước Nga quyết định, phiên bản nâng cấp R-36М2 " Voevoda", đang nằm trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược, sẽ tiếp tục phục vụ đến 2022 do tổ hợp tên lửa đã được hiện đại hóa và tăng thời lượng khai thác sử dụng lên đến 1,5. Hệ thống tên lửa này đã trực chiến tròn 24 tính từ ngày được biên chế.

    Tổ hợp tên lửa chiến lược đường sắt (Battle railway missile complex – BRMC)

    Tổ hợp tên lửa chiến lược đường sắt (Battle railway missile complex – BRMC)

    Tổ hợp tên lửa chiến lược đường sắt (Battle railway missile complex – BRMC) sử dụng tên lửa RS-22 (SS-24 "Scalpelzh") bắt đầu được phát triển vào năm 1970. Nhà phát triển là Viện thiết kế thuộc CB "Yuzhnoez”  nằm ở khu vực Dnipropetrovsk phía nam Ucraina được bắt đầu vào giữa những năm 1970-х. Các thử nghiệp thao trường được tiến hành vào giai đoạn năm 1985-1987. Ngày 28/11/1989 tổ hợp tên lửa được tiếp nhận vào biên chế của lực lượng vũ trang.

    BRMC theo thiết kế bên ngoài hoàn toàn giống một đoàn xe lửa có từ 2 đến 3 đầu máy và các toa tàu hỏa đặc biệt, nhìn bên ngoài giống các toa hành khách và các toa hàng đông lạnh. Trong các toa hành có thiết kế các thùng container kiêm ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, trung tâm điều khiển phóng tên lửa, các hệ thống công nghệ và kỹ thuật, các tranh thiết bị bảo vệ, lực lượng quân nhân theo biên chế và hệ thống bảo đảm đời sống.

    Trực sẵn sàng chiến đấu của BRMC và phóng tên lửa được thực hiện trên các căn cứ đóng quân của tổ hợp hoặc trên tuyến đường hành quân tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu. Khi thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ hợp BRMC sử dụng các đoạn đường sắt vận tải dùng chung.

    Khả năng cơ động cao của BRMC cho tổ hợp có đước ưu thế tuyệt đối không xác định được vị trí của đoàn tầu, do đó nâng cao khả năng sống còn khi bị tấn công và có thể phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào có đường sắt đi qua kể cả đầu đạn thường lẫn đầu đạn hạt nhân.

    Những thiết kế kỹ thuật công nghệ, được sử dụng trong tổ hợp, cho phép tàu có thể hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu rất dài ngày và đảm bảo đời sống và hoạt động của đoàn tầu ở chế độ dự trữ lớn nhiên liệu và dầu mỡ, lương thực, nước sách và nguồn điện tự cung tự cấp. Trên lãnh thổ Liên xô được triển khai 3 sư đonà tàu tên lửa, được bố trí tại các khu vực như  Kostroma, Krasnoyarsk và gần Perm.

    Khi thời gian khai thác sử dụng tên lửa RS - 22 đã hết  và tổ hợp được lệnh phá rỡ. Trong giai đoạn ngày nay các tổ hợp đã hoàn toàn được đưa ra ngoài biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược. Đoàn tàu tên lửa BRMC cuối cùng của sư đoàn tên lửa đóng quân tại Kostroma được đưa ra khỏi biên chế từ 12/08/2005.

    Vào năm 2013 nước Nga quyết định quay trở lại với các đoàn tàu tên lửa BRMC, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, các tổ hợp sẽ phải đợi đến 2020. Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự, quyết định trên là câu trả lời cho sự kiện triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của châu Âu vào năm 2018-2020 .

    Súng phóng lựu chống tăng RPG-7 (Mã số GRAU- 6G1)

    Súng chống tăng không giật sử dụng đạn rocket phản lực, phát triển bởi GSKB-47 này là Tập đoàn nghiên cứu và phát triển khoa học " Bazant ", Ở Việt Nam, súng được gọi là súng chống tăng B-41.

    Súng được sử dụng để chiến đấu với xe tăng, pháo tự hành, xe bộ binh cơ giới và bọc thép, đồng thời có thể sử dụng để tấn công tiêu diệt các ụ súng, hỏa điểm, công sự của đối phương. Súng được biên chế vào lực lượng vũ trang quân đội Xô viết vào năm 1961. Súng chiếm kỷ lục về số lượng sản xuất, tính đến thời điểm này bao gồm cả số súng đã được hiện đại hóa là 9 triệu khẩu được xuất xưởng.

    Súng RPG-7 (B-41)

    Súng RPG-7 (B-41)

    Tương tự như tiểu liên AK, súng RPG-7 (B-41) có được hào quang rực rỡ ở chiến trường Việt Nam, cho đến ngày nay, RPG – 7 tham gia vào tất cả các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang trên toàn thế giới và tham gia vào hầu hết các bộ phim nổi tiếng về chiến tranh tính từ sau năm 1960.

    Vượt ra ngoài tính năng kỹ chiến thuật của nó, RPG-7 còn được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt nước và trên không. Nhờ tính ưu việt của đạn chống tăng, dù đã nhiều thế hệ xe tăng thay đổi, nhưng RPG – 7 vẫn là vũ khí chống tăng hiệu quả ngay cả với các loại xe tăng thế hệ thứ 4 và tất cả các loại xe thiết giáp hiện đại.

    Cho đến ngày nay, súng RPG – 7 với các loại đạn cải tiến, nâng cấp và hiện đại hóa vẫn được sử dụng và biên chế trong quân đội của hơn 40 nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đồng thời cũng là vũ khí ưa thích của tất cả các lực lượng phản kháng, nổi dậy và thậm chí lực lượng tội phạm.

    Những tính năng ưu việt của RPG-7 (B-41) là: giá thành sản xuất rất rẻ, đơn giản trong sử dụng, khả năng xuyên giáp rất tốt và tấn công được tất cả các mục tiêu thiết giáp, có khả năng sử dụng rất nhiều các loại đạn khác nhau đã biến súng RPG – 7 từ súng chống tăng thiết giáp trở thành hỏa khí đi cùng đa nhiệm cho bộ binh.

    Nhược điểm của RPG-7 (B-41) là luồng khí phụt lại đằng sau có khả năng gây nguy hiểm cho con người đến 30 m, khi bắn rất dẽ phát hiện ra vị trí của xạ thủ, đạn tên lửa là loại đạn phản lực không điều khiển.

    Cùng với thời gian, bản thân cấu trúc của súng hầu như không thay đổi ngoại trừ hệ thống kính ngắm quang học, nhưng các loại đạn đã có những cải tiến mạnh mẽ, hiện có rất nhiều các loại đạn có hiệu quả tác chiến rất cao như: đạn xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm, đạn tandem xuyên giáp nổ lõm, đạn nổ phá mảnh, đạn nhiệt áp, đạn gây cháy và nhiều loại đạn khác.

    Với khả năng sáng tạo không ngừng của các loại đạn dựa trên súng cơ bản RPG-7. Có thể nhận thấy súng phóng lựu RPG – 7  đa nhiệm, đa dụng này, tương tự như súng tiểu liên AK, đã trở thành loại vũ khí có vô vàn kỷ lục của thế kỷ 20.

    Theo Baodatviet.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ