Samsung phải làm gì để giành lại những gì đã mất từ tay Xiaomi tại thị trường di động lớn thứ 2 thế giới?

    Billvn,  

    Dù đang cùng nhau dẫn đầu nhưng cứ đà này thì không sớm thì muộn Xiaomi cũng vượt qua Samsung tại thị trường Ấn Độ.

    Cuối cùng, điều này đã xảy ra: Xiaomi đã đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh tại Ấn Độ (theo số liệu mới nhất của IDC). Samsung và Xiaomi hiện đang cùng chiếm 23,5% thị phần smartphone tại Ấn Độ và nếu nhà sản xuất OEM Trung Quốc tiếp tục tăng tốc, Samsung sẽ nhanh chóng bị vượt qua và Xiaomi sẽ leo lên vị trí độc tôn tại thị trường này. Làm sao chuyện này lại xảy ra? Làm thế nào trong một thời gian ngắn, một công ty nhỏ của Trung Quốc vốn chỉ bán ra các sản phẩm giá rẻ và tầm trung lại có thể chiến thắng được Samsung – một đối thủ lớn và kỳ cựu tại thị trường Ấn Độ?

    Vâng, lý do chính cho sự thành công của Xiaomi là những chiếc điện thoại thông minh giá rẻ như Redmi 4 và Redmi Note 4. Phần lớn doanh thu từ smartphone của Xiaomi ở Ấn Độ đến từ phân khúc giá rẻ. Những sản phẩm này có thông số kỹ thuật gần như tương đương với những sản phẩm có giá đắt gấp 3 từ Samsung. Giá bán smartphone trung bình của Xiaomi tại thị trường Ấn Độ là 190 USD. Trong khi đó, ngoài màn hình AMOLED, Samsung không cung cấp cho thị trường Ấn Độ nhiều mẫu smartphone giá phải chăng nhưng với các thông số kỹ thuật ấn tượng.

    Điều làm cho thành công của Xiaomi đặc biệt ấn tượng là họ có thể bắt kịp gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc mà không cần bán điện thoại offline mà chủ yếu là thông qua các đợt bán hàng nhanh trực tuyến. Xiaomi đã bắt đầu bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ trong những tháng gần đây và vẫn tiếp tục duy trì mô hình bán hàng trực tuyến. Đây có thể là chiến lược giúp Xiaomi vượt qua hẳn Samsung tại thị trường Ấn Độ trong tương lai.

    Samsung sẽ làm gì để chiến đấu và giành lại thị phần ở Ấn Độ từ tay Xiaomi? Quan trọng hơn, liệu họ có thể tấn công vào phân khúc với các thiết bị phổ biến giá dưới 200 USD như của Xiaomi hay không?

    Dù không phải là chuyên gia, nhưng chúng tôi cho rằng có một vài bước mà Samsung có thể thực hiện để ngăn chặn sự suy giảm tại thị trường điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới này.

    Một thương hiệu phụ với nhiều điện thoại giá rẻ hơn

    Chúng ta đã nói về cách một thương hiệu phụ có thể giúp Samsung cung cấp cho thị trường nhiều thiết bị giá rẻ trong khi vẫn giữ được dòng Galaxy chính thống riêng biệt. Huawei đã nắm bắt được sự quan tâm của người tiêu dùng ở Trung Quốc và Ấn Độ với thương hiệu phụ Honor và Samsung có thể hưởng lợi từ một thương hiệu phụ tương tự cho các thị trường này. Việc bán các thiết bị có thông số kỹ thuật tốt ở mức giá của Xiaomi gần như là không thể với Samsung vì các nhà sản xuất Trung Quốc hoạt động với lợi nhuận rất thấp trong những khoảng thời gian đầu xâm nhập các thị trường.

    Một khi giá linh kiện giảm, Xiaomi bắt đầu kiếm được lợi nhuận nhỏ hơn cho mỗi lần bán thiết bị do giảm giá thành linh kiện không kèm theo sự sụt giảm đáng kể giá gốc của điện thoại. Xiaomi cũng tiết kiệm chi phí tiếp thị và lựa chọn các phương tiện truyền thông xã hội để gánh vác khâu này. Việc hỗ trợ khách hàng của Xiaomi cũng tương đối ổn.

    Chiến lược của Xiaomi không phải là điều mà Samsung thực sự có thể chấp nhận, nhưng nó có thể tạo ra nhiều điện thoại có giá hợp lý hơn dưới nhiều nhãn hiệu để thu hút thêm được nhiều khách hàng mà không ảnh hưởng đến việc kinh doanh dòng sản phẩm Galaxy. Đây rõ ràng là một chiến lược mà nhà sản xuất Hàn Quốc cần cân nhắc nếu muốn quan tâm hơn đến người dùng tại thị trường Ấn Độ.

    Tối ưu hóa phần mềm

    Phần mềm tối ưu kém là lí do chính khiến tại sao điện thoại Samsung không được chú ý nhiều tại Ấn Độ như trước nữa. Mua một chiếc điện thoại Xiaomi, bạn sẽ ngạc nhiên bởi khả năng hoạt động mượt mà và nhanh của nó (dù cho có trải qua thời gian dài sử dụng). Xiaomi có các chipset mạnh hơn bên trong các thiết bị này nhưng phải thừa nhận rằng ngay cả các chipset cao cấp cũng không thể giữ được phần mềm Android của Samsung chạy trơn tru sau vài tháng (và thậm chí là vài tuần trong một số trường hợp). Điều này không có nghĩa là Xiaomi không cung cấp nhiều tính năng bổ sung như đối thủ Hàn Quốc, ngược lại MIUI là một trong số các giao diện Android tùy biến nhiều nhất.

    “Nó có bị lag không?”. Đây là một câu hỏi liên quan đến smartphone Galaxy. Samsung vẫn đang nắm giữ gần 25% thị trường Ấn Độ nhưng ngày càng có nhiều người không lựa chọn sản phẩm của Samsung vì họ nghe nói rằng những chiếc điện thoại Galaxy tầm trung và giá rẻ không hoạt động một cách tuyệt vời như các sản phẩm cao cấp.

    Phần mềm tối ưu hóa không chỉ là một điều cần thiết để cải thiện doanh số bán hàng; nó cũng quan trọng cho trải nghiệm người dùng và Samsung còn lâu mới trở nên hoàn hảo trong lĩnh vực này. Giao diện Android trên các thiết bị của Samsung đã đi được một chặng đường dài nhưng vẫn không hiểu tại sao công ty vẫn chưa hoàn hảo trong việc tối ưu hiệu suất cho các thiết bị. Có lẽ họ chưa quan tâm đúng mức vào điều này. Tuy nhiên, nếu có thời gian nào đó mà Samsung cần quan tâm đến việc tối ưu hóa phần mềm thì có lẽ thời điểm này đã đến.

    Cập nhật phần mềm nhanh hơn và thường xuyên hơn

    Dù phải mất một thời gian để mang phiên bản Android mới lên điện thoại của mình nhưng Xiaomi vẫn cung cấp cập nhật thường xuyên cho MIUI. Samsung có sẵn nguồn lực để làm tốt điều này để tăng giá trị của các sản phẩm giá rẻ và tầm trung.

    Một lần nữa, Xiaomi cũng không giỏi trong việc đưa các phiên bản mới hơn của Android vào thiết bị của họ một cách nhanh chóng, thay vào đó công ty tập trung vào các cập nhật thường xuyên mang các tính năng và chức năng mới (đôi khi là hàng tuần). Tuy nhiên, chắc chắn Xiaomi sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ phát hành các bản cập nhật Android lớn cho các thiết bị của mình trong tương lai.

    Và nói gì thì nói, thời gian hành động của Samsung đã đến. Họ phải thay đổi chiến lược trước khi Xiaomi hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường quan trọn Ấn Độ - nới Samsung từng có một thời gian dài dẫn đầu.

    Tham khảo: Sammobile

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ