Sắp tới, các nhà khoa học sẽ tìm ra được một phương pháp ngăn chặn sóng thần

    Tuấn Hưng,  

    Những người dân tại Nhật Bản và các nước gần xích đạo sẽ không còn phải lo lắng mất nhà cửa do thảm họa thiên nhiên này gây ra.

    Sóng thần là một thảm họa thiên nhiên có sức phá hủy lớn. Vào năm 2004, một cơn sóng cao 300 mét tại Ấn Độ Dương đã gây ra cái chết của hơn 230.000 người và là một trong những cơn đại hồng thủy lớn nhất lịch sử loài người. Vào năm 2011, một cơn sóng thần đã gián tiếp gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi khi nó vượt qua cả bức tường chắn biển của nhà máy này.

    Sóng hấp dẫn
    Sóng hấp dẫn

    Chính vì vậy mà việc tìm kiếm một giải pháp để “đánh tan” sóng thần khi nó đang trên đường phá hủy các cơ sở hạ tầng là một điều tối quan trọng. Một nhà toán học tại đại học Cardiff, Anh đã giới thiệu một ý tưởng mới mà anh nghĩ rằng sẽ có thể giảm được thiệt hại do sóng thần gây ra: Sử dụng sóng âm thanh dưới lòng đại dương để làm suy giảm độ cao và biên độ dao động của sóng thần.

    “Thuyết sóng nước cổ điển thường bỏ qua sức nén của nước với mặt đất, nơi mà sóng âm thanh và sóng hấp dẫn là hai lực cách biệt,” tiến sỹ chuyên ngành toán học, Usama Kadri của đại học Cardiff, chia sẻ với tờ Digital Trends. “Nó chỉ đúng với những trường hợp mà sóng âm thanh và sóng hấp dẫn xảy ra tại không gian và thời gian khác nhau, từ đó có thể coi một trong hai không tồn tại.”

    “Trái lại,” Kadri nói tiếp, “thuyết về sóng âm thanh-hấp dẫn lại cho rằng cả lực nén và lực hấp dẫn cùng xuất hiện và có sự tương tác với nhau. Điều thú vị nhất là mặc dù khác nhau về mặt bản chất, tuy nhiên khi được đặt vào điều kiện thích hợp, hai loại sóng này sẽ cộng hưởng với nhau và trao đổi năng lượng.”

    Loại sóng này sẽ được tạo ra liên tục cho đến khi cơn sóng thần biến mất.

    Đây mới chỉ là một giả thiết có tính thực tiễn cao, chứ chưa hẳn là một giải pháp có thể đưa vào sử dụng. Để thực hiện được nó cần phải tạo ra được một cỗ máy thử nghiệm, sau đó tiến hành đánh giá khả năng của nó quy mô nhỏ, ví dụ như một bể chứa nước tại phòng thí nghiệm. Tiến sỹ Kadri nói rằng ông sẽ cần phải “hợp tác với những chuyên gia có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp.”

    Chỉ sau khi thành công thì chúng ta mới bắt đầu có thể nghĩ tới chuyện xây dựng một cỗ máy khổng lồ phát ra loại sóng âm thanh-hấp dẫn đủ lớn để “đánh tan” một cơn sóng thần.

    “Chỉ cần chứng minh rằng nó có hiệu quả trên lý thuyết, phần việc còn lại chỉ là lắp ráp nó mà thôi,” Kadri nói tiếp. “Còn nhiều thứ cần phải đạt được trước khi biến cỗ máy này thành hiện thực. Cụ thể hơn, đó là chúng tôi cần phải nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường, cùng với các thử nghiệm tương tác thực tế giữa hai loại sóng này nữa.”

    Theo Digital Trends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ