Siêu tân tinh cổ đại đã từng làm bầu trời của chúng ta chuyển sang màu xanh trong 1 tháng liền

    Kim Hoàn Spiderum,  

    Bạn có tưởng tượng được nếu có một vụ nổ siêu tân tinh ở gần hành tinh chúng ta thì Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Rất có thể ngày tận thế của loài người sẽ đến nếu như viễn cảnh đó trở thành sự thật.

    Nếu có thể, đây sẽ là cảnh tượng đáng để chúng ta chờ đợi nhất. Cảnh tượng ấy giống như viễn cảnh của ngày tận thế, cảnh chạy nạn trong phim 2012 trốn khỏi thảm họa môi trường hay đại dịch vi rút chết người lan truyền trong không khí. Cảnh tượng ấy có thể hơi giống ý tưởng Trái Đất biến thành một cục bỏng ngô khổng lồ khi đối điện với sức tàn phá khủng khiếp của siêu tân tinh.

    Khi một vài ngôi sao hết chu kì tồn tại của chúng, chúng tự hủy và nổ tung, tạo ra một chuỗi bức xạ với khả năng rọi sáng toàn bộ một dải ngân hà trong chốc lát. Một số lượng khổng lồ tia vũ trụ nổ tung về phía trước tạo nên một bức tường chết chóc từ mảnh vỡ của ngôi sao văng trong không gian với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Và thế là thảm họa ập đến với mọi vật thể có mặt trên đường đi của nó ngay cả với một quả cầu với hai màu lam lục mong manh mà chúng ta gọi là Trái Đất.

    Nếu sự bùng nổ siêu tân tinh xảy ra với một ngôi sao gần hành tinh của chúng ta thì đó thật sự là một thảm họa. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trong suốt lịch sử, Trái Đất đã liên tục bị va đập với các tàn dư của siêu tân tinh, gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc hóa học của Trái Đất và ảnh hưởng đến sự phát triển của sự sống.

     Hình ảnh siêu tân tinh năm 1987.

    Hình ảnh siêu tân tinh năm 1987.

    Trên thực tế, lần cuối cùng xảy ra sự kiện như vậy mới chỉ 2,6 triệu năm về trước, chỉ như một hạt muối bỏ biển trong quá trình tiến hóa. Trong khi đó, Trái Đất của chúng ta đã được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm.

    Sự kiện gần nhất này cho rằng một ngôi sao đã phát nổ cách Trái Đất chỉ 150 năm ánh sáng. Thật may cho chúng ta là chừng đó khoảng cách vừa đủ tạo cho Trái Đất một tấm đệm vừa phải ngăn chặn sự hình thành thảm họa tuyệt chủng hàng loạt. Và Trái Đất chỉ bị va chạm bởi những làn gió đến từ những vụ nổ siêu tân tinh như vậy. Tuy nhiên, những làn gió ấy vẫn đủ để tác động đến Trái Đất.

    “Chúng tôi nghĩ rằng vẫn có bằng chứng cho sự gia tăng ảnh hưởng của bức xạ lên mặt đất – không quá dữ dội nhưng vẫn đủ để mọi sinh vật có thể đi chụp CT trong cả năm.” – theo lời Giáo sư Adrian Melott, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ Motherboard từ Đại học Kansas. “Chừng đó đủ để làm tăng tỉ lệ ung thư nhưng chưa đủ để gây nên thảm họa đại diệt chủng.”

    “Theo một tờ báo vào năm 2003, người ta đã ước tính ‘phạm vi chết chóc’ của siêu tân tinh là khoảng 25 năm ánh sáng tính từ Trái Đất. Đến giờ, chúng tôi nghĩ rằng nó rộng hơn tầm đó một chút. Chúng tôi không biết chính xác là bao nhiêu và dĩ nhiên nó cũng không thể là một sự cắt giảm khoảng cách một cách đột ngột được. Nó là sự thay đổi dần dần theo thời gian. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó ở một mức nào đó tầm khoảng 40 đến 50 năm ánh sáng.”

    Thậm chí dù rằng hiện tượng siêu tân tinh gần đây nhất này va vào Trái Đất cũng không thể xóa sạch tất cả sự sống. Tuy nhiên, các tia vũ trụ mà nó đẩy tung về phía trước đã gây nên những thay đổi sâu sắc về hóa học của khí quyển, tiềm ẩn nguy cơ đối với cả sự sống. Giáo sư cho biết: “Các tia vũ trụ từ siêu tân tinh sẽ dần đi vào tầng khí quyển thấp hơn và gây ảnh hưởng đến tầng đối lưu”.

    Để kiểm định tính vững chắc của lí thuyết trên, Giáo sư Melott và đội ngũ của mình đã tiến hành kiểm tra mẫu hóa thạch thu được ở châu Phi với niên đại khoảng 2,6 triệu năm về trước. Họ đưa ra giả thuyết rằng khi loạt tia vũ trụ bắn ra từ vụ nổ khổng lồ va vào khí quyển, chúng sẽ tách hạt electron ra khỏi nguyên tử, tạo điều kiện lý tưởng cho sấm sét xảy ra.

     Sấm sét là nguyên nhân hàng đầu gây ra cháy rừng chỉ sau con người.

    Sấm sét là nguyên nhân hàng đầu gây ra cháy rừng chỉ sau con người.

    Giáo sư Melott cho biết: “Sấm sét là nguyên nhân hàng đầu sau con người gây ra nạn cháy rừng. Chúng tôi dự tính rằng đã có những trận lửa lớn làm thay đổi sinh thái của nhiều khu vực khác nhau chẳng hạn như làm mất đi cây cối che phủ ở vùng Đông Bắc Phi, điều này có thể có chút gì đó liên quan đến sự tiến hóa của loài người. Đại Bình Nguyên Bắc Mỹ gần đây được phủ xanh cỏ là nhờ có những đám cháy lớn. Sấm sét nhiều hơn đồng nghĩa với lượng Ni-trát có trong mưa nhiều hơn, chất này có vai trò như phân bón tự nhiên.”

    Thực sự thì đã có bằng chứng cho rằng 2,6 triệu năm trước ở Đông Bắc Mỹ, lượng cây che phủ đã giảm đi đáng kể và lượng đạm nitrat của khí quyển đã làm cỏ phát triển nhanh chóng.

    Dòng tia vũ trụ chiếu vào Trái Đất có thể đã làm cho bầu trời đêm liên tục rực sáng màu xanh trong khoảng một tháng. Như một người nhìn ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại trong phòng tối có thể xác nhận rằng loại bức xạ này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống sinh học, gây tổn hại đến giấc ngủ. “Có rất nhiều loài động vật không thể ngủ. Và cũng có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng xanh lên động vật.” Giáo sư Melott cho biết. “Nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cũng rất có thể đã giết chết động vật.”

    Câu hỏi quan trọng giờ đây không phải là về quá khứ mà là về tương lai. Khả năng xảy ra siêu tân tinh chết chóc ở những ngôi sao lân cận của chúng ta là bao nhiêu?

    Than ôi! Dành cho những ai đang cần một lý do để sống trong một chiếc xe buýt bị chôn vùi chờ tận thế, nguy cơ xảy ra thảm kịch siêu tân tinh là hầu như bằng không. Trong khoảng bảy hoặc tám triệu năm nữa, Mặt trời sẽ dần dần trở thành một quả cầu lửa khổng lồ, đầu tiên sẽ nướng chín rồi sau đó sẽ thiêu rụi chúng ta.

    Ngôi sao có nhiều khả năng phát nổ nhất là Betelgeuse, nằm cách xa chúng ta đến tận 600 năm ánh sáng. Và nếu Betelgeuse phát nổ thật thì nó cũng chỉ đủ gần để chúng ta có thể cảm thấy ‘sướng mắt’ khi chứng kiến nó phát sáng. Tất nhiên, bạn có thể chiêm ngưỡng nó ngay cả vào ban ngày mà không bị ảnh hưởng nào cả.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày