Sinh sau đẻ muộn nhưng ngày lễ mua sắm do Alibaba khởi xướng đã vượt mặt cả Black Friday và Cyber Monday, thay đổi không chỉ ngành bán lẻ Trung Quốc mà cả thế giới

    Giang Ng, Theo Trí Thức Trẻ 

    Ngày Độc thân là sự kiện mua sắm trong 24 giờ lớn nhất thế giới, nhưng các xu hướng mới đang thay đổi cả ngành bán lẻ ở trong và ngoài Trung Quốc.

    Ngày Độc thân là sự kiện mua sắm lớn nhất hành tinh. Năm ngoái, chỉ trong vòng 24 giờ, người tiêu dùng đã mua tới 45 tỷ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ. Doanh số của các sản phẩm được bán ra trong ngày này thậm chí còn cao gấp 3 lần so với dịp nghỉ lễ 5 ngày của Mỹ, trong đó có Black Friday và Cyber Monday cộng lại. 90% số đó điều được thực hiện qua các thiết bị di động, trong khi Cyber Monday chỉ ghi nhận 34%.

    Vậy tương lai của Ngày Độc thân sẽ ra sao, ai là kẻ chiến thắng và động lực tăng trưởng doanh số đến từ đâu?

    Sinh sau đẻ muộn nhưng ngày lễ mua sắm do Alibaba khởi xướng đã vượt mặt cả Black Friday và Cyber Monday, thay đổi không chỉ ngành bán lẻ Trung Quốc mà cả thế giới - Ảnh 1.

    Tăng trưởng doanh thu của Ngày Độc thân đang chậm lại và cần được thúc đẩy mạnh hơn nữa

    6 năm trước đây, doanh số của Ngày Độc thân đã chứng kiến đà tăng trưởng mại, tăng trung bình gần 50% mỗi năm và vượt xa ở mức đáng kể so với sự phát triển chung của ngành bán lẻ trực tuyến Trung Quốc. Điều này đã giúp các thương hiệu thu về khoản lời lớn trong dịp lễ này.

    Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của sự kiện này đang dần chậm lại. 11/11 năm ngoái, tăng trưởng doanh thu đạt mức 24%, trong khi 2 năm trước đó là 44%. Điều này cho thấy cả các nền tảng và thương hiệu bán lẻ đều phải tìm cách để thúc đẩy doanh thu, có thể là khai thác mạnh hơn các thị trường ngoài Trung Quốc hoặc tận dụng sự đổi mới, sáng tạo. Như năm 2018, game online và các chương trình tương tác như "See Now, Buy Now" (Nhìn thấy là mua ngay) đã giúp thúc đẩy tâm lý người mua trước khi sự kiện chính thức diễn ra.

    Dù họ sử dụng cách tiếp cận thế nào, thì rõ ràng rằng các thương hiệu và nhà bán lẻ vẫn cần tính kỷ luật cao hơn và thực tế hơn trong việc đưa ra những mục tiêu dự báo, giảm chi tiêu cho quảng cáo và hợp lý hoá doanh số bán hàng trực tuyến trong cả năm, cả trong những ngày giảm giá mạnh khác.

    Giảm giá đóng vai trò lớn trong doanh số bán hàng của Ngày Độc thân

    Ở sự kiện này, ghi nhận doanh số lớn có nghĩa là mang đến cho người dùng mức giảm giá lớn. Những danh mục mặt hàng được giảm giá lớn không chỉ là những món đồ bán chạy nhất, mà còn thành công trong việc nâng thị phần. Các sản phẩm cho trẻ em và các bậc phụ huynh, với mức chiết khấu trung bình là 33%, chiếm 18 đến 19% doanh số bán hàng, trong khi doanh số ngày thường là 6 đến 7%. Những thương hiệu chăm sóc da và mỹ phẩm, thường giảm giá lên đến 30%, đã nâng thị phần của họ lên 12 đến 15%.

    Giảm giá sản phẩm có nhiều hình thức: giảm giá trực tuyến, coupon có thể được sử dụng cả trên cửa hàng online lẫn vật lý, chương trình khuyến mãi trong các sự kiện bán trước ngày giảm giá chính thức và giảm giá trên trang Tmall. Một dấu hiệu thú vị cho thấy sự tiến triển của Ngày Độc thân năm ngoái là Alibaba đã tung ra nhiều phiếu giảm giá để khuyến khích mua sắm trên hệ sinh thái của mình. Người dùng của ít nhất 20 công ty con của Alibaba (như Ele.me) có thể tham gia các trò chơi trên nền tảng để nhận phiếu giảm giá có thể đổi trên Tmall.

    Tuy nhiên, dù giảm giá mạnh là điều cần thiết cho sự thành công của sự kiện này, thì các thương hiệu cần thận trọng để tránh sự cạnh tranh mà phải hạ chất lượng hay hi sinh lợi ích của người tiêu dùng. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến những thương hiệu nhỏ hơn, họ không có dự trữ tiền mặt đủ lớn để cạnh tranh trong các đợt giảm giá. Một cách để tránh tình trạng giảm giá mà không có lợi nhuận là kết hợp mức giảm giá vừa phải, cùng quà tặng miễn phí hoặc tập trung vào việc ra mắt sản phẩm đặc biệt.

    Ví dụ, năm 2018, Dyson đã sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm uốn tóc Airwrap mới được ra mắt độc quyền vào Ngày Độc thân. Trong 3 phút đầu tiên, họ đã bán được 1.500 chiếc trên Tmall. Tương tự, Budweiser cũng tung ra mẫu bao bì mới với phiên bản đặc biệt và đã bán được 30.000 thùng bia trong thời điểm đó.

    Các cửa hàng vật lý cũng giảm giá dịp Độc thân

    Năm 2018, Alibaba đã kết nối hoạt động mua sắm trực tuyến với các cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Họ đảm bảo khách hàng có thể nhận được những chương trình khuyến mãi ngay cả trên các cửa hàng vật lý, với 22 cửa hàng Intime, 100 siêu thị Hema và 222 cửa hàng nội thất Easyhome.

    Các thương hiệu cá nhân cũng sử dụng chương trình giảm giá và chiến thuận như "click" và lấy đồ để thúc đẩy doanh số tại các cửa hàng. Luckin Coffee đã chạy chương trình "Mua 1, tặng 2" cho cả đơn đặt hàng online và cửa hàng vật lý. Chương trình này đã giúp số lượng sản phẩm được bán ra trong 7 ngày là 18 triệu cốc, tương đương cao cấp 62 lần số lượng được bán ra mỗi ngày.

    Dù những đơn đặt hàng tại cửa hàng vật lý vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so trong doanh số của Ngày Độc thân, nhưng doanh số bán hàng đa kênh (omni-channel) trong sự kiện này có thể lớn hơn thế. Các nền tảng và thương hiệu bán lẻ nên tìm cách chạy những chương trình khuyến mãi đa kênh, bởi chúng sẽ mang đến cho người dùng sự tích hợp liền mạch giữa cửa hàng online và thông thường. Chiến thuật omni-channel cũng giúp nhiều người đến trải nghiệm trực tiếp tại các cửa hàng.

    Bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng Ngày Độc thân lại trở thành sự kiện mang tính toàn cầu

    Năm ngoái, số lượng các thương hiệu đa quốc gia tham gia Ngày Độc thân đã đạt mức kỷ lục, là hơn 19.000. Trong khi tổng doanh số từ sự kiện này tăng 24%, thì tăng trưởng của các sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc còn cao hơn nhiều, ở mức 63% trên Tmall. 3 trong số các thương hiệu đa quốc gia có sản phẩm bán chạy nhất trên Tmall ở thời điểm đó là nhãn hàng làm đẹp của Tây Ban Nha - MartiDerm, nhà sản xuất tã trẻ em Nhật Bản - Moony, thiết bị của Dyson và Schiff đến từ Mỹ. Đối với các thương hiệu quốc tế, thì điều này mang ý nghĩa rằng Ngày Độc thân có thể là "cơ hội vàng" để tăng doanh số bán hàng ở Trung Quốc.

    Đồng thời, Ngày Độc thân cũng diễn ra trên toàn cầu, với các trang thương mại điện tử đa quốc gia mang đến chương trình giảm giá và khuyến mãi lớn. Doanh số của hầu hết các trang này đều tăng trưởng mạnh, như doanh số của Lazada ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam tăng gấp 7 lần so với sự kiện năm trước. Shopee cũng chứng kiến doanh số bán hàng tăng 4,5 lần.

    Ở Mỹ, nhà sản xuất hàng may mặc Shopbop cũng có chương trình tương tự vào Ngày Độc thân. Alibaba cho biết mục tiêu dài hạn của họ là có được một nửa tổng doanh số đến từ nước ngoài, mang sự kiện Ngày Độc thân đến Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua AliExpress. Tại châu Âu, AliExpress đã hợp tác với các cửa hàng El Corte Inglés để phát triển hơn 2.000 địa điểm mua và nhận hàng. Năm ngoái, doanh số của AliExpress trong sự kiện này tăng 40%.

    Khi Alibaba và các nền tảng bán lẻ khác của Mỹ tiếp tục mở rộng ra nước ngoài, chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh trong doanh số bán hàng của Ngày Độc thân tại Đông Nam Á và các thị trường khác, có thể qua việc hợp tác với những công ty như Lazada hoặc Shopee.

    Dù mức tăng trưởng này năm của Ngày Độc thân đang chậm lại, nhưng đây vẫn là "điểm nhấn" của ngành bán lẻ Trung Quốc, còn là "cơ hội vàng" đối với các thương hiệu phát triển ở đại lục. Việc tham gia không còn là một lựa chọn, mà là một điều cần thiết đối với bất kỳ thương hiệu quốc tế nào dự định phát triển ở châu Á, muốn xây dựng sự gắn kết thương hiệu và tạo trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ