Sinh viên ĐH New York bí mật giả làm công nhân tại nhà máy lắp ráp iPhone và kể lại nhiều chuyện thú vị

    Billvn,  

    Với mức lương thấp, công nhân tại các nhà máy lắp ráp iPhone khó lòng đủ tiền mua sản phẩm do chính mình tham gia sản xuất.

    Có bao giờ bạn tự hỏi việc lao động trong một nhà máy chuyên lắp ráp iPhone 7 cho Apple diễn ra như thế nào không? Dejian Zeng, một sinh viên tại đại học New York đã có được trải nghiệm thú vị này.

    Anh đã trải qua mùa hè năm ngoái làm việc bí mật tại một nhà máy của Pegatron ở Trung Quốc cho dự án NYU. Nhưng rồi anh phát hiện ra rằng đây không phải là một công việc hấp dẫn và những công nhân trong nhà máy không thể làm giàu từ công việc này. Công việc ngày đầu tiên của anh là dán nhãn và gắn một con ốc vít vào iPhone 6s của Apple.

    Khi Zeng đang làm việc tại nhà máy, dây chuyền tại đây đã được chuyển từ việc sản xuất iPhone 6s sang iPhone 7 và khi đó các biện pháp an ninh hà khắc đã được đưa ra. Độ nhạy của các máy dò kìm loại được tăng cường và công nhân buộc phải đi qua 2 trạm gác an ninh. Theo nguyên tắc chung, điện thoại cá nhân và các thiết bị điện tử khác không được phép mang vào nhà máy.

    Công nhân được di chuyển dần sang các công việc đa nhiệm. Hai cấp độ tiếp theo mà họ có thể đạt được là trưởng nhóm và quản lý trực tiếp. Sau đó, sẽ có những người quản lý từng phần, người quản lý bộ phận và giám đốc nhà máy. Hầu hết công nhân không làm đủ lâu để thăng tiến đến các vị trí cao hơn. Làm thêm giờ là việc bắt buộc và thường xuyên xảy ra. Công việc nặng nhọc là vậy nhưng thậm chí người lao động cũng không được chơi nhạc trong lúc làm việc (dù có cảm thấy nhàm chán với công việc như thế nào).

    Xuất hiện nhiều tin đồn công nhân bị bắt làm nhiều giờ nhưng đồng lương được trả rất thấp, kể cả giờ làm thêm. Zeng làm việc 12 giờ một ngày nhưng chỉ được trả tiền cho 10,5 giờ mỗi ngày vì phần dư ra chưa được thanh toán. Apple cũng kiểm tra chặt chẽ quá trình làm việc để đảm bảo công nhân không bị bắt làm việc quá 60 giờ một tuần.

    Trải nghiệm làm việc trong nhà máy lắp ráp iPhone.

    Công việc nặng nhọc là vậy nhưng công nhân như Zeng vẫn không kiếm đủ tiền để mua ngay thiết bị mà mình lắp ráp. Lương tối đa của Zeng có thể lên đến 450 USD nhưng vẫn còn cách quá xa so với giá bán một chiếc iPhone mới. Điều này giải thích vì sao Apple có doanh thu cao trong khi công nhân lắp ráp tại nhà máy không muốn làm thêm dù chỉ vài tuần trước khi nghỉ việc. Làm việc để góp phần tạo ra những chiếc iPhone cao cấp nhưng phần lớn lao động tại đây phải hài lòng với việc sử dụng những chiếc smartphone rẻ tiền hơn đến từ các thương hiệu nội địa như Oppo, Huawei.

    Dejian Zeng cho biết: “Ngay từ đầu, tôi được giao làm việc tại dây chuyền lắp ráp được gọi là FATP. Chúng tôi đặt những chiếc iPhone cạnh nhau, mỗi hàng có khoảng 100 trạm (mỗi trạm không có gì đặc biệt). Tôi bắt đầu làm việc với iPhone 6s. Sau tháng 8/2016, chúng tôi bắt đầu làm việc với iPhone 7. Khi tôi làm việc với iPhone 6s, tôi phụ trách 2 trạm, một trong số đó tôi sẽ bắt vít cho phần loa gắn vào máy và sau đó đặt chiếc iPhone trở lại dây chuyền đang chuyển động để nó di chuyển đến khâu lắp ráp khác”.

    Với Zeng, kinh nghiệm làm việc tại nhà máy lắp ráp iPhone sẽ giúp anh có thêm hành trang cho công việc của mình sau này. Và nó cũng cho chúng ta thấy đằng sau vẻ hào nhoáng của những chiếc iPhone là quá trình lao động vất vả, trong điều kiện bị kiểm soát chặt và lương thấp của các công nhân.

    Tham khảo: PhoneArena

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ