Nhìn cây nấm mỏng manh yếu ớt này, ai dám nghĩ tương lai nó sẽ có thể thay thế bê tông?

    M4,  

    Bê tông là loại vật liệu xây dựng phổ biến từ thời La Mã, cho đến cuối thế kỉ 19, cùng sự xuất hiện của bê tông cốt thép, đây là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trọng lượng lớn, ô nhiễm và chi phí cao khiến các nhà đầu tư cũng như giới khoa học tích cực tìm kiếm một loại vật liệu thay thế, và sợi nấm là một trong những giải pháp có triển vọng nhất.

     Những cây nấm nhỏ bé có thể xây dựng lên một tòa nhà ?

    Những cây nấm nhỏ bé có thể xây dựng lên một tòa nhà ?

    Nấm không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, mà còn có công dụng tuyệt vời hơn thế. Cụ thể, sợi nấm có thể được chế tạo để trở thành một chất kết dính đặc biệt, cấu thành lên một loại vật liệu bền hơn bê tông, cách âm, cách nhiệt và tạo hình linh hoạt hơn cả sợi thủy tinh.

     Nấm, và cụ thể là sợi nấm có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng nhiều đó !

    Nấm, và cụ thể là sợi nấm có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng nhiều đó !

    Một công ty chuyên nghiên cứu về vật liệu xây dựng xanh là Ecovative đến từ Mỹ là tác giả công bố tác dụng của sợi nấm. Nhóm các nhà khoa học tại đây kết luận sợi nấm có thể kết hợp cùng một số phụ gia công nghiệp, phế phẩm nông nghiệp để tạo thành một hỗn hợp linh hoạt. Vừa có thể làm vật liệu xây dựng, vừa có thể thay thế các loại bao bì ni lông và không gây ô nhiễm môi trường.

     Ecovative, môt công ty của Mỹ đã kết luận về công dụng tuyệt vời của sợi nấm.

    Ecovative, môt công ty của Mỹ đã kết luận về công dụng tuyệt vời của sợi nấm.

    Cụ thể, phần hệ sợi nấm được tách ra từ cấu trúc sinh dưỡng (rễ) cây nấm, đóng vai trò như một chất dính tự nhiên liên kết các chất thải cây trồng nông nghiệp như vỏ trấu, thân cây ngô,… lại với nhau. Hỗn hợp này kết dính chặt chẽ và tạo thành một loại “chất dẻo sinh học”.

     Một hỗn hợp sinh học chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường và nhẹ hơn nhiều so với bê tông.

    Một hỗn hợp sinh học chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường và nhẹ hơn nhiều so với bê tông.

    Không giống như chất dẻo tổng hợp thông thường làm từ hóa dầu, vật liệu sợi nấm hoàn toàn được làm từ hỗn hợp hữu cơ tự nhiên, thân thiện với môi trường.

    Ecovative công bố và bán bộ nguyên liệu mang tên “Grow it Yourself” – Phát triển theo cách của bạn, với mong muốn rằng điều này sẽ giúp những nhà thiết kế có cơ hội tiếp cận để phát triển đa dạng hóa công trình từ vật liệu hữu cơ.

    Bộ gồm một túi nhỏ đựng nguyên liệu từ sợi nấm đã được phơi khô, không cần bảo quản trong tủ lạnh, được đóng gói và có thể vận chuyển quốc tế dễ dàng.

    Để pha trộn thành vật liệu hoàn chỉnh, cần phải đổ nước vào nguyên liệu khô trên và ngâm từ 3 đến 4 ngày. Quá trình đó giống như khi bạn nặn và nướng bánh mì, thì phải có thời gian ủ để bột nở vậy.

    Sau khi nguyên liệu đã đủ ướt, tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang đi lưu trữ lại hoặc đặt vào khuôn để định hình thiết kế trong vài ngày chờ độ nở.

    Trên thực tế, hãng kiến trúc The Living đã sử dụng loại vật liệu từ sợi nấm này để xây dựng tòa “tháp hữu cơ”, nằm tại sân trong của MoMA PS1 – trụ sở viện nghệ thuật New York, Mỹ. Tòa nhà với thiết kế dạng tròn hoàn toàn từ nguyên vật liệu tự nhiên, đã chiến thắng giải thưởng cao nhất tại hạng mục Chương trình Kiến trúc sư trẻ của năm (2014).

    David Benjamin, người đứng đầu The Living cho biết, nguyên liệu mẫu mà bộ “Grow it Yourself” do Ecovative cung cấp là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế công trình. Nó không chỉ giúp đa dạng và thuận tiện hóa các sự lựa chọn, mà còn tạo cảm hứng khi sáng tạo.

     Trên thực tế. vật liệu sợi nấm đã được thử nghiệm để xây dựng lên toàn tháp hữu cơ, công trình hoàn toàn xanh đã đoạt giải thưởng cao nhất trong một thi thiết kế dành cho kiến trúc sư trẻ ở Mỹ.

    Trên thực tế. vật liệu sợi nấm đã được thử nghiệm để xây dựng lên toàn tháp hữu cơ, công trình hoàn toàn xanh đã đoạt giải thưởng cao nhất trong một thi thiết kế dành cho kiến trúc sư trẻ ở Mỹ.

    Một số sản phẩm khác cũng sử dụng loại nguyên liệu này như: chiếc đèn bàn mang tên “Đèn nấm”, hoặc chậu cây trồng “Hoa nấm”, sáng tác bởi nhà thiết kế Danielle Trofe. Cả hai đều được làm hoàn toàn từ “vật liệu nấm” và tấm bần ép kết hợp với bê tông.

     Đèn Nấm – Một tác phẩm tạo dáng nội thất được làm từ vật liệu sợi nấm, kết hợp cùng gỗ và một số gia phụ đặc biệt. Mang đến một luống ánh sáng nhẹ nhàng và vẻ đẹp “ tự nhiên “ như chính loại vật liệu mà Đèn Nấm sử dụng.

    Đèn Nấm – Một tác phẩm tạo dáng nội thất được làm từ vật liệu sợi nấm, kết hợp cùng gỗ và một số gia phụ đặc biệt. Mang đến một luống ánh sáng nhẹ nhàng và vẻ đẹp “ tự nhiên “ như chính loại vật liệu mà Đèn Nấm sử dụng.

    Danielle Trofe cũng cho rằng, qua việc trải nghiệm thực tế với nguyên liệu từ sợi nấm: tìm hiểu thuộc tính, thử nghiệm, pha trộn,… không chỉ giúp nguyên mẫu phát triển năng động hơn, mà còn làm nảy sinh cách tiếp cận mới trong thiết kế sản phẩm.

    Ngoài ra, Surf Organic, một thương hiệu tại Califonia, đã thiết kế tấm ván lướt sóng làm từ “vật liệu nấm”, có khả năng phân hủy sinh học.

    Sợi Nấm, một vật liệu đầy hứa hẹn cho tương lai, sẽ giúp định hình lên một kỷ nguyên của vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và con người.

    Theo Archdaily

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ