Start-up của "Steve Jobs phiên bản nữ" cuối cùng cũng đã phải đóng cửa một cách ê chề

    KON,  

    Công ty mang tên Theranos của cô gái từng được mệnh danh là "Steve Jobs thứ hai" đã vướng phải rất nhiều lùm xùm rắc rối, và giờ cũng phải đóng cửa trong sự ê chề.

    Sau bao nhiêu lần xuất hiện trên báo đài, thật là ngạc nhiên khi nghe thấy rằng start-up thứ máu Theranos, về nguyên tắc, vẫn còn hoạt động, kể cả khi toàn bộ công ty là một vụ lừa đảo khiến nhiều người gặp nguy hiểm thực sự. Nhưng theo email từ CEO David Taylor gửi cho các cổ đông, Theranos cuối cùng cũng đã phải đóng cửa.

    Có lẽ nhiều cổ đông của công ty cũng không còn ngạc nhiên nữa trước tình hình này của công ty. Taylor, dưới chức danh cố vấn chung, đã trở thành CEO sau khi vị CEO trước đó, đồng thời là người sáng lập, cô gái "Steve Jobs thế hệ hai" Elizabeth Holmes đã bị truy tố vì tội gian lận bởi các công tố viên liên bang. Khi nhà sáng lập của công ty phải đối mặt với các cáo trạng hình sự và có khả năng phải đối mặt với 20 năm tù giam, tin "buồn" mà Taylor nhắc đến trong thư gửi cho cổ đông là điều dễ hiểu.

    Start-up của Steve Jobs phiên bản nữ cuối cùng cũng đã phải đóng cửa một cách ê chề - Ảnh 1.

    Theo tờ The Wall Street Journal, Theranos sẽ chính thức giải thế, và họ sẽ phải trả chủ nợ những khoản nợ bằng tiền mặt. Đa số nhân viên đã có ngày làm việc cuối cùng được ấn định. Theranos đã cố để tự bán mình, nhưng chẳng có ai quan tâm đến một công ty với quá nhiều vết nhơ như vậy. Bản thân công ty cũng đã tiêu tốn mất của các nhà đầu tư gần 1 tỷ USD. Và giọt nước làm tràn ly là khi Theranos vi phạm hợp đồng liên quan đến khoản vay với tập đoàn Fortres Investment Group. Nhưng, như chúng ta đã biết, rắc rối của công ty đã bắt đầu tư rất lâu rồi.

    Start-up của Steve Jobs phiên bản nữ cuối cùng cũng đã phải đóng cửa một cách ê chề - Ảnh 2.

    Elizabeth Holmes từng được ví von như Steve Jobs

    Theranos đã từng là đứa con cưng của Silicon Valley và thị trường công nghệ sinh học. Công ty đã từng là một start-up kỳ lân với giá trị 9 tỷ USD. Họ hứa hẹn một phương pháp kiểm tra máu không đau, chính xác, "đột phá." Người sáng lập Elizabeth Holmes là một sinh viên đại học Standford nhưng sau đó đã bỏ dở nửa chừng. Cô đã từng giải thích về công nghệ của công ty như sau: "Một phản ứng hoá học được thực hiện và tạo ra một tín hiệu từ các tương tác hoá học với mẫu máu thử, và sẽ đưa ra kết quả, cái mà sau đó sẽ được kiểm chứng lại bởi một nhân viên phòng thí nghiệm." Ngoài ra, báo đài cũng từng ngợi ca cô, tung hô cô là một con người làm việc cực kỳ chăm chỉ, "không còn có thời gian cho những thú vui hay bạn bè, không hẹn hò, không có tivi, và đã không đi nghỉ ngơi trong vòng 10 năm," và ví von cô như một Steve Jobs thế hệ mới. Nhưng có vẻ như ngày tàn của cô đã đến rồi.

    Start-up của Steve Jobs phiên bản nữ cuối cùng cũng đã phải đóng cửa một cách ê chề - Ảnh 3.

    Sau khi bị tờ Wall Street Journal điều tra, ngôi lâu đài mang tên Theranos bị đổ bể. Công nghệ của họ đã không hoạt động được, và Theranos đã tìm cách đưa công nghệ không thành công của mình đến những công ty lớn như Walgreens. Giờ đây, giá trị của Elizabeth Holmes là một con số không tròn trĩnh.

    Tham khảo The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ