Sử dụng thực tế tăng cường, đội ngũ phát triển phần mềm Trung Quốc "xây dựng lại" những cổng thành xưa kia

    Dink,  

    Đây cũng là một phương pháp học lịch sử cực kì sáng tạo và hiệu quả.

    Công nghệ hiện đại đang đưa quá khứ tráng lệ và huy hoàng trở về với thực tại. Và thứ công nghệ “vượt thời gian” ấy xuất phát từ một câu hỏi của một cô bé Trung Hoa nhỏ tuổi.

    Những người dân sống tại thành phố Thượng Hải đông đúc chắc hẳn sẽ đôi phần thấy nuối tiếc những kì quan sót lại từ thời phong kiến xưa kia. Nhưng giờ, với sự trợ giúp của smartphone, họ có thể chiêm ngưỡng lại những sự kiện quá khứ trên màn hình điện thoại của họ, thông qua thực tế tăng cường - augmented reality (AR).

    Công nghệ này cho phép người sử dụng smartphone có thể quét một vật thể bằng điện thoại của mình, tìm kiếm hình ảnh và thông tin của chúng trên Baidu hoặc trên chính ứng dụng điện thoại ấy. Một hình ảnh ba chiều sẽ xuất hiện trên màn hình và phủ lên trên hình thực tế, kèm theo một câu chuyện lịch sử nhỏ về cấu trúc đã mai một theo thời gian ấy.

    Những bài học nhỏ về quá khứ ấy là sản phẩm sáng tạo của anh Li Yingchao, một kĩ sư thực tế tăng cường hiện đang làm việc cho hãng công nghệ Baidu. Và nguồn cảm hứng để anh tạo ra sản phẩm này là cô con gái 4 tuổi của anh.

     Li Yingchao và cô con gái của mình.

    Li Yingchao và cô con gái của mình.

    Khi ấy, họ đang cùng nhau đi trên chuyến tàu điện dọc theo bức tường cũ của thủ đô, và cô bé đã hỏi cha rằng “Tại sao có rất nhiều bến đỗ mà tên chứa từ ‘cổng - môn’ trong đó?”. Trong số những trạm mà hai cha con đi qua, 8 trạm được đặt tên theo những cổng thành đã bị phá dỡ, nhưng Li lại không biết điều đó.

    Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc từ thế kỷ 13, đã từng có tới 20 cổng thành khác nhau, với mục đích làm cổng riêng cho từng tầng lớp xã hội sử dụng. Những gia đình hoàng tộc sẽ có cổng riêng, những quan chức hay các vị tướng sẽ đi cổng riêng, dân thường sẽ đi một cổng riêng và thậm chí, tội phạm cũng có đường ra vào của riêng họ.

    Vào triều nhà Minh và nhà Thanh, thành phố chỉ còn 9 cổng thành lớn. Hồi những năm 1960, đa số cổng thành bị dỡ bỏ cùng phần lớn bức tường bao quanh thành phố, với mục đích xây thêm đường xá và hệ thống đường ray tàu hỏa mới.

    Lịch sử ghi lại rằng những cổng thành xưa kia phức tạp hơn những gì còn lại của ngày nay nhiều. Mỗi cổng có hai tầng ở trên, toán bộ khối kiến trúc sẽ là một cái cổng kết hợp luôn với một căn nhà, bên trên còn có một tháp bắn cung và một lũy dài.

     Mô hình thử nghiệm của phần mềm AR.

    Mô hình thử nghiệm của phần mềm AR.

    Một trong những cổng còn tồn tại tới ngày nay, cũng là cổng được đưa ra làm ví dụ kể trên đó là Chính Dương Môn, nằm tại phía Nam của Quảng trường Thiên An Môn. Cổng được xây dựng vào năm 1419, đã bị mất đi phần lũy và phần tường bên theo thời gian và hiện, cổng đã được tu sửa để có được một diện mạo mới.

    Những thông tin này hoàn toàn mới với anh Li, người quê ở Sơn Đông, mới chỉ lên Bắc Kinh học Đại học hồi năm 2000. Anh tìm được việc, lập gia đình và có một cô con gái trên đất Bắc Kinh này nhưng anh không thực sự rõ về lịch sử của nơi mình đang định cư.

    Vì thế, để giúp cho con gái và cả bản thân mình biết thêm chút kiến thức về thủ đô mà mình đang sinh sống, anh đã sử dụng công nghệ thực tại tăng cường AR, công nghệ mà anh cùng cộng sự của mình sử dụng để làm công cụ marketing cho những hãng lớn như L’Oreal, Mercedes-Benz, để “tự tay xây nên” cổng thành của thành phố.

    Ý tưởng của anh đã được đội ngũ gồm 20 nhà phát triển phần mềm khác ủng hộ. Một phần cũng là do họ đến từ nhiều vùng miền trên cả nước, không phải ai cũng tới từ thủ đô Bắc Kinh và không phải ai cũng rành rọt về lịch sử thủ phủ đất nước cả.

    Tháng Mười Một năm ngoái, họ mời về một số họa sĩ tài năng, vẽ lại hình ảnh tráng lệ của chín cổng thành lớn xưa kia, dựa trên những tài liệu mà họ tìm thấy trên mạng. Họ cũng nhờ những cơ sở vận hành đường sắt lồng tiếng cho chương trình của mình, giới thiệu những địa điểm mà tàu đang đi qua.

    Tháng Mười Hai, dự án chính thức được khởi động. Hành khách vui sướng thử nghiệm công nghệ AR ngay chính trên thiết bị của mình mỗi khi đi qua cổng, tạo thành một xu hướng học lịch sử với tính tương tác rất cao, ngay trên màn hình điện thoại.

    Ý tưởng này được chào đón nhiệt liệt tại Khu Triển lãm Kế hoạch phát triển Thượng Hải và hiện tại, nó được trang trọng trưng bày với tên là dự án “Công nghệ Thức tỉnh Những kí ức của Thành phố”. “Công nghệ AR này giúp người dân học được thêm về lịch sử cũng như những thay đổi từng có của thành phố này”, một các nhà chức trách địa phương phát biểu. “Bạn càng học hỏi được nhiều, cảm nhận về việc mình có thể làm chủ tương lai đất nước lại càng lớn”.

    Khu Triển lãm Kế hoạch phát triển Thượng Hải.
    Khu Triển lãm Kế hoạch phát triển Thượng Hải.

    Khi dự án này được chia sẻ rộng rãi trên mạng, nó đã trở thành một dự án chung của cả thành phố. “Tôi được sinh ra hồi năm 1940 ngay tại Thượng Hải này, tôi đã được tận mắt chứng kiến những cổng thành tráng lệ - một kho tàng di sản lớn từ xưa kia”, một người trên mạng WeChat chia sẻ. “Mất đi chúng quả là một mất mát lớn. Nhưng khi những đứa con của tôi nói rằng họ có thể ‘hồi sinh’ lại được những cổng thành xưa, tôi thực sự muốn nhìn lại chúng”.

    Tuy nhiên, vẫn còn có người không hài lòng với dự án phục chế này, bởi lẽ phần mềm đưa ra nhiều thông tin sai lệch về lịch sử hay vẫn còn nhiều thiếu sót trong những thông tin được cung cấp. Anh Li và đội ngũ phát triển nói rằng những hình ảnh ấy đều là những bức vẽ nghệ thuật, nên chúng không thể chính xác 100% được. Nhiều người sử dụng vẫn không đồng tình với câu trả lời ấy và nói rằng thông tin sai lệch có thể làm cộng đồng hiểu sai vấn đề, và “họ không thể chơi đùa với lịch sử” như vậy được.

     Họ đã mời những học giả lịch sử về để giúp việc xây dựng lại cổng thành được chính xác hơn.

    Họ đã mời những học giả lịch sử về để giúp việc "xây dựng lại" cổng thành được chính xác hơn.

    Để sửa chữa những sai lầm, họ đã mời những học giả lịch sử hàng đầu về trò chuyện và xin ý kiến, họ cũng bỏ ra thêm nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử, tìm lại những dữ kiện về các địa danh xưa cũ kia, nhằm mang lại cho người sử dụng một cái nhìn chính xác nhất về lịch sử của thành phố Bắc Kinh.

    Tôi nhận ra rằng mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa của thành phố mình”, anh Li nói. Giờ thì con gái anh đã biết rõ về chức năng của toàn bộ 9 “môn” của thành phố; tất cả thông tin một người cần biết sẽ được cung cấp chỉ bằng một thiết bị di động nhỏ gọn, một thứ mà con gái anh Li mô tả là “phép thuật nằm trong lòng bàn tay”.

    Tham khảo icrossChina

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày