Sự thật đằng sau 5 lời đồn về Cobot

    Quang Vũ,  

    Robot cộng tác (cobot) nổi lên và trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong công cuộc hiện đại hóa các nhà máy.

    Nhưng bên cạnh đó là những lời đồn và lầm tưởng về cobot sẽ thay thế người lao động kèm theo những rủi ro về an toàn. Dưới đây là những chia sẻ của ông Darrell Adams, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, Universal Robots về sự thật đằng sau những lời đồn này:

    Sự thật đằng sau 5 lời đồn về Cobot - Ảnh 1.

    1. Cobot sẽ thay thế việc làm

    Thông tin về việc robot sẽ cướp đi việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với sự hỗ trợ của cobot, người lao động có thể đảm nhận các phần việc chất lượng và thú vị hơn trong công ty thay vì phải hao công tổn sức vào những công việc nặng nhọc và lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, cobot còn giúp tăng năng suất lao động, nhờ vậy, các công ty thường sẽ có nhu cầu thuê thêm nhân sự, giúp tạo thêm việc làm thay vì phải sa thải nhân công.

    Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), số lượng công việc có thể tự động hóa hoàn toàn chỉ chiếm khoảng 14%. Với cobot, sản lượng sẽ tăng 50% mà không có sa thải nhân công. Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ ra rằng đến năm 2022, robot sẽ giúp tạo ra thêm 133 triệu việc làm trên toàn thế giới, tuy nhiên, sẽ không có loại máy móc nào có thể thay thế được sự khéo léo, tư duy phản biện, khả năng ra quyết định và óc sáng tạo của con người.

    Sự thật đằng sau 5 lời đồn về Cobot - Ảnh 2.

     2. Chỉ những hoạt động phức tạp và quy mô lớn mới cần đến tự động hóa bằng robot

    Khi nhắc đến robot, phần lớn mọi người thường sẽ liên tưởng tới hình ảnh những chiếc hộp to cồng kềnh được dùng trên các dây truyền lắp ráp. Nhưng trên thực tế, với sự linh hoạt của cobot, các công ty hoàn toàn có thể tự động ngay cả những tác vụ đơn giản nhất. Bất kể quy mô sản phẩm đầu ra thế nào, các công ty hoàn toàn có thể sử dụng cobot cho những quy trình mang tính lặp lại, thủ công hoặc có vẻ khó khăn đối với người lao động như cầm - đặt, đóng gói và xếp hàng, vặn ốc vít, dán, phân phát và hàn.

    3. Vận hành và bảo dưỡng robot rất phức tạp

    Quả đúng là có những robot có kích cỡ lớn, cồng kềnh, và khó vận hành. Thậm chí có người nói để điều khiển robot trong thực tế phải cần tới nhân sự có bằng cấp tiến sĩ. Nhưng cobot thì không phải vậy. Cobot rất dễ vận hành, điều khiển và bảo dưỡng. Ngoài ra, vì cobot khá gọn và nhẹ, các công ty sẽ không cần phải thay đổi cách bố trí mặt bằng sản xuất khi đổi cobot giữa các tác vụ. Cobot còn có thể lập trình dễ dàng hay cài đặt lại và không cần bảo dưỡng nhiều.

    4. Cobot nguy hiểm

    Với robot công nghiệp truyền thống, việc làm việc ngay bên cạnh mà không phải lo lắng tới yếu tố an toàn là điều bất khả thi. Các robot truyền thống có thể xử lý những vật liệu nặng, cồng kềnh, và cần tới rào chắn an toàn để đảm bảo không ai lại gần khu vực chúng hoạt động. 

    Còn cobot thì lại rất khác so với robot công nghiệp truyền thống. Cobot được chế tạo với đặc tính an toàn, giảm thiểu các nguy cơ về an toàn cho người lao động. Được thiết kế đặc biệt để làm việc chung với con người, cobot chính là giải pháp hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến các vấn đề an toàn. Với các chức năng được thiết kế theo tiêu chí đảm bảo an toàn, cobot và người lao động có thể làm việc song hành cùng nhau mà không cần tới bất kì rào chắn nào (theo đánh giá). 

    5. Cobot cần chi phí lớn

    Lời đồn này cũng có phần đúng – robot có thể đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với mọi loại robot. Đối với cobot, chi phí trả trước thường rẻ hơn so với robot truyền thống và thời gian hoàn vốn trung bình chỉ khoảng 12 tháng. Cobot còn mang tới hiệu quả về chi phí với chi phí đầu tư lắp đặt ở mức tối thiểu bởi chúng không đòi hỏi phải thay đổi quá nhiều về hệ thống cơ sở hạ tầng. Không giống như robot truyền thống, cobot có thể được triển khai lại phù hợp với các chức năng khác trong dây chuyền sản xuất và có thể sử dụng liên tục bất kể ngày đêm. 

    Sự thật đằng sau 5 lời đồn về Cobot - Ảnh 3.

    CP Công nghiệp Ô tô - Vinacomin (VMIC), doanh nghiệp hỗ trợ các đơn vị trong ngành trong việc sản xuất phụ tùng cho xe khai thác mỏ, là một điển hình khi vẫn còn khá nhiều công việc phải làm thủ công, dẫn tới năng suất lao động thấp và chất lượng sản phẩm thiếu đồng đều, số lượng khách hàng cũng như đơn hàng chưa cao, từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Kể từ khi triển khai Cobot UR10 của Universal Robots, năng suất lao động của VMIC từ đó đã tăng từ hai tới ba lần, đồng thời, sản phấm được sản xuất có chất lượng đồng đều, giúp số lượng đơn hàng tăng 50% - 60% và thu nhập cao hơn cho người lao động. Công ty tự tin đạt được tỷ suất hoàn vốn (ROI) chỉ trong 1 - 2 năm, và trở thành nhà sản xuất có vốn nhà nước đầu tiên tại Việt Nam triển khai cobot.

    Trong giai đoạn thế giới phải đối mặt với vô vàn thách thức, nhiều công ty phải tìm cách giảm thiểu rủi ro mà vẫn gia tăng lợi nhuận theo hướng bền vững và an toàn. Với việc ứng dụng robot hay cobot để làm việc cùng con người, việc đạt được sự hài hòa giữa tự động hóa và con người là ý tưởng không những khả thi, mà còn bền vững và an toàn. 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ