Sự thật về cái nút "hoãn báo thức" (Snooze) cứu vãn giấc ngủ mà nhiều người vẫn đang sử dụng

    J.D, Theo Helino 

    Sự thật về cái nút "hoãn báo thức" (Snooze) cứu vãn giấc ngủ mà nhiều người vẫn đang sử dụng

    Có lẽ nhiều người đã từng trải qua hoàn cảnh này: Đêm hôm trước hồ hởi đặt báo thức, còn sáng hôm sau thì.... bấm liên tục vào nút Snooze - còn gọi là nút "hoãn", hoặc "báo lại" - nhằm kéo dài thêm những giấc mộng vàng thêm một vài phút.

    Cảnh tượng ấy xem chừng vô hại, thậm chí là cứu tinh cho những con sâu ngủ không vướng phải tình huống vì muốn chợp mắt thêm vài phút mà qua cả giờ chấm công. Nhưng rất tiếc, sự thật là "Snooze" không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

    Sự thật về cái nút hoãn báo thức (Snooze) cứu vãn giấc ngủ mà nhiều người vẫn đang sử dụng - Ảnh 1.

    Một giấc ngủ bình thường là như thế nào?

    Chuông báo thức reo lên, bạn bật dậy trong trạng thái mệt mỏi và chỉ muốn ngủ tiếp? Lúc này chiếc nút hoãn quả thực là một phát minh vĩ đại? Rất tiếc là không hề!

    Cơ thể chúng ta có cái gọi là "đồng hồ sinh học", thể hiện những thay đổi về thể chất, tinh thần và hành vi theo chu kỳ 24h. Trong đó, một người trưởng thành cần khoảng 7 - 8h ngủ mỗi đêm, đủ để cơ thể trải qua những trạng thái cơ bản của giấc ngủ là REM (mắt chuyển động nhanh) và non-REM (hay NREM - mắt chuyển động không nhanh).

    Sự thật về cái nút hoãn báo thức (Snooze) cứu vãn giấc ngủ mà nhiều người vẫn đang sử dụng - Ảnh 2.

    Chu kỳ giấc ngủ của mỗi người

    1 chu kỳ ngủ có 3 giai đoạn NREM và 1 giai đoạn REM, và chúng ta sẽ trải qua 4 - 6 chu kỳ mỗi đêm. Trong đó, giai đoạn ngủ sâu chủ yếu là trạng thái REM thôi. Và hoàn tất toàn bộ các chu kỳ này, đó được xem là một giấc ngủ đủ.

    Nút hoãn báo thức chính là một trong những thứ khiến quy trình ngủ bị xáo trộn

    Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến quy trình ngủ, như hơi thở, âm thanh, tác động của thuốc lá và đồ uống có cồn. Thậm chí, việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ cũng có thể gây nhiều vấn đề.

    Nút hoãn báo thức cũng là một trong số đó. Với sự phát triển của công nghệ, thanh thiếu niên sử dụng điện thoại ngày càng phổ biến hơn, và có khả năng tiếp xúc với chức năng "snooze" nhiều hơn. Vấn đề là ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý của bạn cũng trở nên nhạy cảm hơn, và cái nút này vô tình khiến các teen muốn ngủ muộn và dậy cũng muộn hơn vào buổi sáng. 

    Hơn nữa khi bật nút hoãn rồi ngủ tiếp, chúng ta đã vô tình bắt não bộ tự bắt đầu một chu kỳ mà chắc chắn không thể hoàn tất được (vì nút hoãn thường chỉ có tác dụng trong 10 phút). Theo Robert Rosenber - giám đốc Y tế thuộc trung tâm Rối loạn giấc ngủ Prescott Valley và Flagstaff, Arizona (Mỹ), điều này không những khiến giấc ngủ của bạn có chất lượng thấp hơn, mà còn khiến hormone trong não bị rối loạn, đồng thời phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể.

    Sự thật về cái nút hoãn báo thức (Snooze) cứu vãn giấc ngủ mà nhiều người vẫn đang sử dụng - Ảnh 3.

    Và điều quan trọng nhất là nếu phải sử dụng đến chiếc nút hoãn báo thức, có nghĩa là ban đêm bạn ngủ không hề đủ giấc. Điều này dĩ nhiên là không có lợi, gây ra nhiều triệu chứng như tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, và mất kiểm soát cân nặng.

    Tham khảo: Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ