Tài năng trẻ 19 tuổi chế tạo thành công robot luật sư giúp hàng chục nghìn người vô gia cư tìm được chỗ ở

    NPQM,  

    Vẫn luôn xuất hiện những tấm lòng quý giá muốn đem lại điều tốt nhất cho những người còn thiếu may mắn trên thế giới này, bất kể là được biểu hiện qua hình thức nào đi chăng nữa.

    Đối với những người vô gia cư, việc được công nhận hỗ trợ cấp nhà ở từ chính phủ là cả một quá trình, chặng đường gian nan và khó khăn. Kể cả khi họ không có bất kỳ khuyết điểm gì, vẫn luôn xuất hiện những trở ngại ngăn cản họ có được một mái nhà ấm cúng. Họ cần một bàn tay vực dậy, che chở và đấu tranh một cách đúng đắn, triệt để.

    Tùy vào mức độ vụ việc và cả danh tiếng của những người làm trong ngành luật đứng ra đảm nhận, chi phí cho một lần xin cấp nhà ở của chính phủ có thể lên đến 65-200 USD, một số tiền quá thừa thãi và không cần thiết đối với những người có nhu cầu.

    Nhưng giờ đây, với sự trợ giúp của một con robot chế tạo bởi lập trình viên người Anh 19 tuổi Joshua Browder, mọi vụ việc liên quan tương tự sẽ chả cần mất phí phát sinh nào, với thời gian giải quyết và thống nhất chỉ trong... 30 giây.

    Con robot nền tảng trực tuyến này sẽ xử lý mọi thắc mắc về chính sách, điều luật của chính phủ Anh trong việc cấp nhà ở, nhất là với tỷ lệ hàng năm có thêm 185.000 người lang thang, vô gia cư. Kể từ khi được triển khai vào 10/8 trước đó, số người sử dụng và tin cậy dịch vụ này đã lên đến hàng trăm.

    Khi đăng nhập, một cửa sổ chat sẽ hiện lên. Để thu thập thông tin căn bản, hệ thống sẽ hỏi những câu hỏi về lý do không có nhà ở, hoặc những quyền lợi chính đáng đủ để được xem xét... Sau khi xác nhận người tham gia đủ điều kiện để có thể được hỗ trợ chính sách, hệ thống sẽ tiếp tục hỏi đến các thông tin riêng, tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Cuối cùng, một mẫu thư đề nghị cấp nhà sẽ được tạo ra tương ứng để gửi đến tòa án địa phương. Nếu có bất kỳ trường hợp nào chưa đủ tính chắc chắn và xác thực, robot sẽ cân nhắc liên hệ với chính Browder một cách trực tiếp.

    Nền tảng của hệ thống trực tuyến này hoàn toàn dựa trên luật pháp Anh. Browder cũng đã liên hệ để có quyền truy cập các biểu mẫu thư đề nghị chính thống, và còn cả một đội ngũ luật sư tình nguyện đứng đằng sau giúp đỡ. Nhóm luật sư này sẽ sửa đổi, căn chỉnh thư sao cho phù hợp nhất với điều kiện hiện có và phản hồi lại những thành viên tham gia.

    Thuật toán giao tiếp của robot sử dụng những từ khóa, đại từ và cấu trúc sắp xếp từ trong câu để có thể phân tích và hiểu rõ vấn đề đang phải đối mặt. Đặc biệt, theo như Browder chia sẻ, robot sẽ càng trở nên thông minh và nhanh nhạy hơn nếu càng nhiều người sử dụng dịch vụ này - một dạng thuật toán học hỏi đặc trưng.

    Trước đây, Browder cũng đã từng chế tạo ra một robot chuyên xử lý khiếu nại các vụ phạt vé xe, với tên gọi "Do Not Pay". Kể từ khi được khởi động vào cuối năm 2015, Do Not Pay đã kháng cáo thành công só tiền phạt tận 5 triệu USD.

    Dù sao thì Browder cũng không phải người đầu tiên nỗ lực phát minh ra robot "luật sư" như vậy. Công ty Acadmx cũng đã có những động thái tương tự; hoặc như Lex Machina đã và đang làm nhiệm vụ lật lại những quyết định của thẩm phán và dự đoán diễn biến về sau.

    Hầu hết những robot trên đều có khả năng khai thác thông tin và xử lý dữ liệu nhanh chóng. Tất nhiên mọi quyết định đưa ra bởi chúng đều không có giá trị pháp lý, nhưng những biện pháp hỗ trợ thì lại vô cùng hữu ích và hầu như không tốn kém một đồng nào cả.

    "Tôi nghĩ mãy móc có thể làm tốt hơn con người trong khía cạnh nhất quán về những luật lệ hiện nay," Browder chia sẻ. "Luật sư và đội ngũ cố vấn thường chỉ được nhờ cậy bởi giới thượng lưu, nhưng sản phẩm của tôi dành cho tất cả mọi người."

    Tham khảo: Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ