Tai nghe phiên dịch thần kỳ của Google: Ý tưởng tuyệt vời, thiết kế thảm họa

    M.Đ,  

    Google thêm một lần nữa đã cho thấy sự yếu kém của mình trong việc làm phần cứng mặc dù phần mềm họ làm rất tốt.

    *Lược dịch theo bài viết của Rachel Metz trên Technologyreview

    Khi tôi còn đang học tiếng Tây Ban Nha tại trường trung học vào cuối những năm 90, tôi từng sở hữu một công cụ rất hiện đại phục vụ cho việc học lúc đó: Một bộ từ điển Tây Ban Nha- Anh điện tử gồm có một bàn phím cỡ nhỏ để nhập từ cần tra và một màn hình hiển thị kết quả dịch đơn giản.

    Nó thực sự đã giúp ích cho tôi rất nhiều mỗi khi tôi cần tra một từ nào đó tuy nhiên tôi chỉ có thể tra được nhiều nhất một từ và máy không có khả năng dịch cuộc hội thoại với những câu dài hơn mỗi khi tôi bắt chuyện với một người không nói tiếng Anh.

     Tai nghe không dây Google Pixel Buds có tính năng dịch ngoại ngữ kỳ diệu như bảo bối Doraemon

    Tai nghe không dây Google Pixel Buds có tính năng dịch ngoại ngữ kỳ diệu như bảo bối Doraemon

    Chính vì thế, sự xuất hiện của Google Pixel Buds đã làm tôi cảm thấy vô cùng phấn khích. Được biết đây là thiết bị có khả năng dịch hội thoại trực tiếp thông qua điện thoại Pixel của hãng và tính năng Google Translate vẫn được nhiều người sử dụng hàng ngày. (Thực tế nó có thể hoạt động với những smartphone khác nhưng sẽ không có tính năng này).

    Ý tưởng ở đây là một người sẽ đeo tai nghe không dây Pixel Buds và một người khác sẽ cầm điện thoại. Người đang đeo tai nghe sẽ nói tiếng Anh (mặc định) và một ngôn ngữ khác đã được lựa chọn. Mỗi khi người kia nói, hệ thống sẽ nhận diện và dịch, sau đó sẽ phát ra âm thanh thông qua Google Translate trên điện thoại, phản hồi của người đang cầm điện thoại sau đó cũng được dịch và được phát qua tai nghe. Tuy Goolge Translate tới nay đã hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ nhưng Pixel Buds mới chỉ được tích hợp hơn 40 ngôn ngữ trong số đó mà thôi.

     Google Pixel Buds có thiết kế khá dị biệt

    Google Pixel Buds có thiết kế khá dị biệt

    Mặc dù có ngoại hình khá dị nhưng chúng vẫn có thể xứng đáng với mức giá 159 USD nếu như có thể hoạt động hiệu quả như những gì Google từng trình diễn tại buổi giới thiệu chính thức. Nhìn cái cách mà Pixel Buds dịch trực tiếp từ tiếng Thụy Điển sang Anh và ngược lại trong ngày ra mắt, tôi thực sự không thể đợi được tới ngày nó bán ra.

    Và kết quả là tôi đã mua Pixel Buds ngay sau khi Google cho lên kệ chính thức. Tôi dành vài ngày để trải nghiệm tất cả những gì nó có cũng như thường xuyên sử dụng chúng như một người trung gian trong các cuộc trò chuyện với những người nói các thứ ngôn ngữ khác nhau như Hindi, tiếng Việt và tiếng Indonesia. Và cho tới bây giờ, tôi đã nhận ra được một vài thứ về chúng trong quá trình sử dụng thực tế: dịch nhanh nhưng chưa ổn định.

    Trong một số cuộc trò chuyện ở các môi trường khác nhau như nhà trẻ ồn ào, thẩm mỹ viện yên tĩnh hay một cửa hàng đang mở nhạc rất to, tính năng dịch của Pixel Buds hoạt động khá ổn và hiệu quả đúng như quảng cáo. Thật dễ dàng để bắt đầu bằng cách giữ ngón tay vào tai bên phải, vị trí của một touchpad và ra lệnh: “Giúp tôi nói tiêng Hindi” trước khi cầm lên smartphone của mình. Những người nói chuyện với tôi thực sự bị ấn tượng bởi khả năng dịch của chúng. Tuy không giống như một dịch giả thật sự nhưng Pixel Buds vẫn có tốc độ dịch rất nhanh và trôi trảy trong hầu hết mọi tình huống.

    Như đã nói bên trên, mặc dù dịch rất tốt nhưng phần mềm của Pixel Buds vẫn chưa thực sự ổn định. Đôi khi Google Translate dịch thiếu một vài câu trong cuộc trò chuyện của chúng tôi. Hoặc ở một vài trường hợp phức tạp hơn, thay vì dịch từ tiếng Anh sang tiếng Indonesia hay Hindi thì hệ thống lại chuyển sang tiếng Tây Ban Nha trong khi chúng tôi đang cần dịch sang 2 thứ ngôn ngữ đó.

    Pixel Buds có một vấn đề rất lớn sẽ có thể làm ảnh hưởng tới doanh số của chúng. Đó chính là thiết kế. Chính cái vẻ bề ngoài mập mập của chúng sẽ làm cho người đeo có cảm giác nặng nặng trong tai. Bên cạnh đó chúng còn có một sợi dây có chức năng truyền năng lượng và tín hiệu giữa chúng. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng chính sợi dây đó để điều chỉnh kích thước của các Buds sao cho vừa tai nhất.

    Nếu tai của bạn nhỏ, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi đeo loại tai nghe này. Mặc dù bạn vẫn có thể sử dụng một đoạn dây ngắn của chúng để điều chỉnh sao mỗi Bud có vị trí hợp lý nhất trong tai nhưng về lâu dài chắc chắn nó sẽ gây cảm giác khó chịu.

     Pixel Buds không được thiết kế để nhét sâu vào trong tai nên khả năng chống ồn của chúng sẽ không thực sự hiệu quả.

    Pixel Buds không được thiết kế để nhét sâu vào trong tai nên khả năng chống ồn của chúng sẽ không thực sự hiệu quả.

    Thêm một điều nữa, Pixel Buds không phải loại tai nghe không dây có thời lượng pin tốt, thời gian sử dụng tối đa chỉ là 5 tiếng tương tự tai nghe AirPod của Apple. Tuy vậy bạn cũng không cần quá bận tâm bởi bạn sẽ chẳng thể đeo và sử dụng chúng 5 tiếng liên tục được. Và cũng giống như AirPod, Pixel Buds đi kèm với một bộ sạc khi bạn đặt chúng vào bên trong một chiếc case bảo vệ kèm theo. (Bạn sẽ phải bọc các dây lại để dễ dàng đặt chúng vào bên trong)

     Đi kèm với Pixel Buds là một case bảo vệ có thể sạc được

    Đi kèm với Pixel Buds là một case bảo vệ có thể sạc được

    Có thể khẳng định Google đã thành công trong việc tạo ra một công cụ dịch di động rất tốt và hiệu quả. Đây thực sự là một món đồ cần thiết đặc biệt đối với những du khách công nghệ cần được hỗ trợ về ngôn ngữ. Pixel Buds cùng với một thiết bị smartphone tương thích chắc chắn sẽ là một thứ không thể bỏ qua nếu trong cuộc sống bạn luôn cần sử dụng nhiều ngôn ngữ. Còn đối với những đối tượng người dùng còn lại, đây thực chất chỉ là một cặp tai nghe Bluetooth đắt tiền.

    Tham khảo Technologyreview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ