Tại sao chúng ta lại cười khi vui?

    Mộc, livescience. 

    (GenK.vn) - Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta lại cười khi nghe những câu truyện hài hước? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

    Con người không phải là loài động vật duy nhất có khả năng cười. Mỉm cười và cười lớn đã được quan sát thấy ở các loài động vật linh trưởng khi chúng tham gia các hoạt động cùng đồng loại. Đây là loại phản ứng hành vi đóng vai trò như một tín hiệu tốt của chúng đối với đồng loại. Việc truyền các tín hiệu cảm xúc tích cực sẽ giúp chúng giảm căng thẳng và góp phần tạo nên sự gắn kết với đồng loại.

    Việc khơi gợi sự hài hước để tạo thành tiếng cười đối với con người được chia thành những giai đoạn sau: Đầu tiên, khi chúng ta nghe được một câu truyện vui, điều đầu tiên gây hài hước thường là do 2 khái niệm không tương xứng với một cái kết thúc ngạc nhiên ngoài tưởng tượng của người nghe. Tiếp theo, tâm trí của bạn bắt đầu giải quyết vấn đề để giải thích điều phi lý hay bất ngờ đó. Cuối cùng, bộ não sẽ chấp nhận tín hiệu này, kết hợp chúng từ những điều hài hước và tạo nên phản ứng thành tiếng cười.

    Chất truyền thần kinh Dopamine (một hoạt chất trong não) có trách nhiệm cho phép bộ não tiến triển thông qua những giai đoạn vui nhộn. Dopamine cho phép chúng ta cảm thấy dễ chịu khi chúng ta cười. Một vài nghiên cứu đã chứng minh sự cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh kinh niên khi họ được tiếp xúc với những kích thích hài hước. Do vậy, câu ngạn ngữ xưa  “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ” thật đúng trong trường hợp này.

    Tham khảo: livescience.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ