Tại sao chúng ta luôn muốn “sờ mó” điện thoại, rồi cảm thấy khoan khoái khi được thỏa mãn?

    Le Min Kop,  

    ​Sẽ rất nhiều người có cảm giác như bị tra tấn nếu luôn tai nghe tiếng tin nhắn gửi về nhưng không thể nhìn hoặc mở điện thoại. Chuyên gia tâm lý đã tìm ra “con quỷ” cám dỗ chúng ta mỗi lần như vậy.

    Không ít người toát mồ hôi vì thấy bứt rứt, khó chịu mỗi lần rời xa smartphone. Hãy yên tâm vì đó là trạng thái tâm lý chung. Hợp chất hóa học dopamine trong não rất cần thiết cho hoạt động thần kinh trung ương, truyền tín hiệu lên não làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái cho dù đó là mua một que kem hay nghe một bài hát yêu thích.

    Luôn có cảm giác thôi thúc chúng ta cầm smartphone lên.
    Luôn có cảm giác thôi thúc chúng ta cầm smartphone lên.

    Sharon Begley, tác giả cuốn sách “Can’t Just Stop: An Investigation of Compulsions” nghĩ rằng, chúng ta cũng có cảm giác thỏa mãn mỗi lần kiểm tra điện thoại.

    Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh của khoảng 0,3% neurone thần kinh. Một phần số neurone đó tác động đến việc kiểm soát cử động. Nhưng một số khác lại can thiệp vào trạng thái ham muốn và khoái lạc. Khi lượng dopamine giảm thấp, họ cảm thấy có nhu cầu phải đưa nó trở về mức dễ chịu cũ.

    Bất kể khi ăn hay làm gì, điện thoại luôn hiện hữu trong đầu nhiều người.
    Bất kể khi ăn hay làm gì, điện thoại luôn hiện hữu trong đầu nhiều người.

    Dopamine được tiết ra từ một vùng nguyên sơ nhất của não và chiếm số lượng rất ít trong não. Các chất gây nghiện như rượu, heroin, cocaine làm sản sinh chất dopamine, tạo cảm giác “khoan khoái”. Điều đáng nói, các hoạt động tập thể dục, một số loại thức ăn, thói quen nào đó cũng gây ra tác động tương tự.

    Sharon Begley cho rằng, cảm giác muốn kiểm tra điện thoại là do cơ chế như trên gây ra. Mỗi khi lượng dopamine sụt giảm, não bộ đòi hỏi cơ thể phải làm gì đó để mang trở lại cảm giác cũ. Vì thế, kiểm tra điện thoại như một cách giúp chúng ta tăng thêm niềm vui.

    Cơn nghiện diễn ra theo chu kỳ nhất định.
    "Cơn nghiện" diễn ra theo chu kỳ nhất định.

    Chúng ta cảm thấy bị thúc đẩy và buộc phải tiếp tục cố gắng để mang trở lại cảm giác như trong một ngày tuyệt vời nào đó,” Sharon Begley chia sẻ.

    Bà cũng cho biết, mọi người không cần quá lo lắng về điều này. Trừ khi thói quen sử dụng điện thoại ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống thì cần có biện pháp riêng. Ví dụ như đặt ra giới hạn cho bản thân, giảm dần tần suất nhìn vào màn hình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ