Tại sao cỗ máy tìm kiếm lạ hoắc của Pháp này nghĩ rằng mình có thể đánh bại Google

    Nguyễn Hải,  

    Người tý hon này đang nhắm đến một điểm yếu cốt tử của người khổng lồ về tìm kiếm Google: tính riêng tư và bảo mật.

    Có thể hiện tại cỗ máy tìm kiếm của Pháp này vẫn còn ít người biết đến, nhưng Qwant đang giúp bảo vệ danh tính ch 21 triệu người dùng ở 30 quốc gia khác nhau, những người đang sử dụng công cụ tìm kiếm này hàng tháng. Với lượng người dùng tăng 70% so với năm ngoái, bên cạnh việc được tích hợp vào một phiên bản tùy chỉnh của Mozilla Firefox, trong tháng này, Qwant còn ra mắt một ứng dụng di động, cho phép người dùng tìm kiếm mà không lo bị người khác theo dõi.

    Những người sáng lập nên công cụ tìm kiếm này là Eric Leandri, một doanh nhân công nghệ với nền tảng về bảo mật, và Jean Manuel Rozan, một nhà đầu tư và là một cựu môi giới của ngân hàng. Hiện nay, hai nhà sáng lập có một nhóm hơn 50 người làm việc trong trụ sở của họ ở Paris, Nice và Rouen. Họ đang tích cực giới thiệu công cụ tìm kiếm bảo vệ riêng tư này như một sự thay thế cho Google.

    Một cỗ máy tìm kiếm bảo vệ tính riêng tư

    Bạn có thể so sánh Qwant với DuckDuckGo, cỗ máy tìm kiếm luôn tránh cá nhân hóa kết quả tìm kiếm, hay ixquick, cỗ máy tìm kiếm của Hà Lan, cũng cho phép chế độ duyệt web riêng tư (nhưng vẫn hiển thị một nửa trang quảng cáo của Google). Qwant không sử dụng cookies để bám theo người dùng, và cũng không thu thập dữ liệu duyệt web cá nhân hay bất kỳ hồ sơ dữ liệu nào. Hai người tìm kiếm cùng một từ khóa “trip to Mexico” (chuyến đi đến Mexico) bằng Qwant.com ở Paris hay California đều sẽ cho ra cùng một kết quả giống nhau.

    Qwant còn đi xa hơn nữa trong việc khác biệt hóa bản thân với lĩnh vực tìm kiếm, khi họ không chỉ hiển thị kết quả tìm kiếm thông thường với các tab về tin tức, hình ảnh và video mà còn từ mạng xã hội (hiện họ chỉ hiển thị kết quả từ Twitter) và tab về âm nhạc với nguồn album và bài hát từ iTunes.

    Qwant cũng có một trang nghệ sĩ cho mỗi ngôi sao nhạc pop nổi tiếng, bao gồm các tin tức về họ gần đây và các bài đăng trên mạng xã hội có liên quan đến từ khóa tìm kiếm của bạn (tìm kiếm từ khóa “green trees” trên Qwant sẽ hiển thị kết quả về album mới nhất của Al Green).

    Gần đây, họ còn giới thiệu một mục mới được gọi là “Notebooks”, nhằm tạo ra các trang hồ sơ cho người dùng và đưa ra một trang với các bảng tin nhắn đa phương tiện, nơi người dùng có thể tải lên các bức ảnh, video và văn bản của riêng họ, để bình luận và thảo luận. Có khoảng 31 mục khác nhau như công việc, ô tô, ẩm thực, sức khỏe và thú vui. Một phiên bản cho trẻ em có tên gọi Qwant Junior cũng đang được xây dựng.

    Vào tháng Tám vừa qua, Qwant đã được thêm vào các phiên bản Firefox tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh cho desktop, cũng như Firefox cho Android và iOS. Add-on của công ty này trên Firefox hiện có gần 5.000 lượt tải xuống mỗi tuần, và hơn 140.000 lượt tải xuống trong vòng 3 tháng qua.

    Thời điểm bước ngoặt trong hiện tại

    Sự nổi lên của Qwant cũng đồng nghĩa với sự nghi ngờ của châu Âu cho sự thống trị của Google về internet, đặc biệt với cách người dùng bị bám theo để phục vụ quảng cáo.

    Chúng ta đang ở một thời điểm bước ngoặt, nơi chúng ta với tư cách là công dân, người dùng internet và người tiêu dùng, phải được lựa chọn chúng ta có quyền bảo mật ở mức độ nào, và chúng ta cảm thấy thoải mái để thực hiện nó ở mức độ nào.” Leandri cho biết.

    Bạn phải nghĩ về internet không chỉ như một phương tiện giao tiếp, mà còn ngày càng giống như một bộ não thay thế, những thứ đáng nhẽ được giữ trong tâm trí bất khả xâm phạm của bạn hay ở nơi bí mật trong nhà riêng của bạn, nhưng chúng lại được gửi về các máy chủ của một vài công ty trên thế giới để ai cũng xem được. Mọi thứ chúng tôi làm là tăng cường lưu trữ và có thể lấy ra theo yêu cầu.

    Ngay cả khi có những lựa chọn về tính bảo mật, Leandri cũng cảnh báo về những sự "lựa chọn sai lầm". Ví dụ, một số công ty cam kết mang lại sự riêng tư, nhưng trên thực tế, dữ liệu của bạn vẫn bị thu thập trong tương lai.

    Họ giả vờ rằng bạn không thể có trí tuệ nhân tạo mà không từ bỏ quyền kiểm soát với dữ liệu của mình, nhưng phần lớn các trường hợp đó lại là một lời nói dối.” Leandri cho biết. “Chắc chắn việc khai thác sự riêng tư của mỗi người để huấn luyện cho các AI là cách nhanh hơn và dễ dàng hơn, nhưng chúng tôi tin rằng, có và sẽ có những giải pháp thay thế.”

    Leandri lo lắng nhất về sự độc lập ngày càng tăng của AI, hay các “trợ lý kỹ thuật số” dự đoán nhu cầu của mỗi người. “Bạn càng sử dụng chúng nhiều, bạn sẽ càng ít thắc mắc về việc làm thế nào và tại sao một AI có thể khuyến khích một sản phẩm này, mà không phải một sản phẩm khác, hay nên đọc câu chuyện này thay vì câu chuyện khác.” Anh cho biết. “Một công ty với những quyền lực như vậy có thể bị cám dỗ để lạm dụng nó, nhưng ngay cả với những dự định tốt đẹp nhất, tác động của những thuật toán vẫn rất khó dự báo.

    Tuy nhiên, họ thu được lợi nhuận qua các website pays-per-click, ký hợp đồng với một hãng marketing về liên kết tiếp thị trên internet được gọi là Zanox, giúp kết nối người dùng với những trang web thương mại. (Qwant kiếm được doanh thu từ 44 đến 88 cent cho mỗi click chuột).

    Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch hợp tác với TripAdvisor và eBay. Qwart kiếm lợi nhuận bằng cách bán 20% cổ phần của họ cho Axel Springer, một nhà xuất bản cánh hữu ở Đức, với mức giá 6 triệu USD vào năm 2014. (Giám đốc của nhà xuất bản này, Mathias Dopfner từng công khai chỉ trích về quyền lực của Google).

    Qwart cố gắng duy trì tính toàn vẹn của mình cho dù đang tạo ra lợi nhuận

    Chúng tôi sẽ không thử và dẫn dắt các bạn tới một dịch vụ cụ thể thay vì trở thành một công cụ tìm kiếm tốt hơn, hay lọc các kết quả tìm kiếm dựa trên các quan điểm về chính trị và thương mại, bởi vì chúng tôi có những lợi ích kinh doanh khi làm như vậy.” Leandri nói. “Lời hứa của chúng tôi tới người dùng và toàn bộ cộng đồng web là chúng tôi công bằng với tất cả mọi người.”

    Để minh bạch hơn, Qwart đã phát hành mã nguồn của mình, vì vậy, các bên thứ ba như Cơ quan bảo vệ dữ liệu Quốc gia Pháp CNIL có thể chứng nhận rằng họ không có chính sách theo dõi và thu thập dữ liệu. Ngoài ra, họ cũng chia sẻ mã nguồn của mình với các hacker mũ trắng để đánh giá bảo mật. Trong năm nay, công ty hy vọng có thể mã nguồn mở thuật toán của mình để đảm bảo ai cũng có thể xác nhận về khả năng riêng tư của nó.

    Tuy nhiên, đây chính là cách mà cỗ máy tìm kiếm này cạnh tranh với Google. Qwart có khoảng 12% người dùng sử dụng cỗ máy tìm kiếm của mình trên smartphone. Trong khi đó, băng thông tìm kiếm di động bị thống trị bởi Google với 95% thị phần người dùng smartphone tại Mỹ. Hơn nữa, Qwant thậm chí cũng chưa được xem là công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari hay Chrome. Nhưng nó vẫn đang hoạt động để mở rộng chân trời cho người dùng web.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày