Tại sao Tổng thống Trump có mang dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ thì việc làm vẫn sẽ không quay trở lại?

    Ngocmiz,  

    Cuối cùng thì nguyên nhân chính cho việc thị trường lao động ngành sản xuất ngày càng thu hẹp hoàn toàn không hẳn do người Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, mà là ở công nghệ tự động hóa, và chính Trung Quốc cũng đang dần phải nếm trải thực tại này.

    Hồi đầu năm nay, ứng viên tổng thống Donald Trump từng mạnh miệng tuyên bố “Chúng ta sẽ bắt Apple sản xuất những thiết bị chết tiệt của họ tại chính đất nước này chứ không phải ở đâu khác.” Về điều này, ngoài chuyện có thể đẩy giá iPhone lên cao gấp 3 lần, chúng ta cần cân nhắc thêm khả năng nó có thể thành hiện thực hay không.

    Những thập kỷ qua đã chứng kiến sự thoái trào và đóng cửa của các nhà máy thép tại Mỹ. Chính vì vậy mà cũng dễ hiểu khi một bộ phận người Mỹ bị thu hút vào những cam kết mang việc làm về của Trump. Tuy nhiên, kể cả lôi Apple hay hàng loạt công ty khác về thì việc làm cũng vẫn khó lòng được tạo thêm, tại sao vậy?

    Lý do là bởi hầu hết các loại đất hiếm cần thiết trong linh kiện các mặt hàng high tech đều được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy chính phủ nước này đã nỗ lực kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, khiến nhiều công ty phải mở các khu mỏ và nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nhưng bản thân các nhà sản xuất này cũng đang gặp khó khăn tài chính lớn do nguồn cung quá lớn dẫn đến rớt giá thảm hại. Trong khi đó, chính phủ thì vẫn chưa khi nào ngừng kiểm soát ngành sản xuất và xuất khẩu đất hiếm.

    Tất nhiên nếu chính quyền Trump quyết định áp thuế 45% cho các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc nhập vào Mỹ thì có thể Apple vẫn sẽ phải mang dây chuyền về quê nhà, nhưng ngay cả khi bỏ qua nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung rất dễ xảy ra thì việc làm sản xuất vẫn khó có cơ hồi sinh lại. Hãy nhìn vào ví dụ của Brazil dưới đây để hiểu rõ tình hình.

    Thuế nhập khẩu quá cao tại Brazil khiến cho các công ty như Apple hay Foxconn buộc phải xây dựng nhà máy tại quốc gia này. Những lô iPhone duy nhất sản xuất ngoài Trung Quốc được bán ra tại Brazil với giá đắt gấp đôi iPhone sản xuất tại Trung Quốc nhập về Mỹ. Các báo cáo cũng cho thấy chính sách ép buộc Apple và Foxconn chuyển nhà máy về Brazil hóa ra chẳng phát huy chút công hiệu nào, nếu không muốn nói là còn đem về một khoản thâm hụt khổng lồ.

    Chỉ một phần rất nhỏ trong số 100.000 việc làm mà chính phủ Brazil dự kiến sẽ được tạo mới hồi 5 năm trước biến thành hiện thực, hơn nữa lại toàn những công việc lắp ráp tầm thấp. Đối mặt với chi phí nhân công cao cộng thêm năng suất thấp, Foxconn đã đầu tư mạnh vào máy móc tự động y như những gì các công ty Mỹ từng làm hồi nửa cuối thế kỷ 20. Nói cách khác thì nếu Apple mang dây chuyền về Mỹ, người dùng iPhone cũng chỉ có thể được cầm những chiếc máy “Assembled in America” (lắp ráp tại Mỹ) chứ không phải là “Made in America” (sản xuất tại Mỹ).

    Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, CEO Apple Tim Cook cũng từng chia sẻ: “Trung Quốc rất chú trọng nền sản xuất của họ - thứ mà chúng ta vẫn gọi là “kỹ năng học nghề” ấy. Trong khi đó, qua thời gian, Mỹ lại ngày càng hạn chế dần việc phát triển loại kỹ năng này.”

    Có một sự thật là các kỹ sư Mỹ thường coi thứ kỹ thuật thú vị nhất hiện nay là việc xây dựng những cỗ máy có thể sản xuất ra những cỗ máy khác - hay nói đúng hơn là chế ra công cụ để sản xuất công cụ. Còn kỹ thuật sản xuất hàng loạt thì đã suy thoái ở xứ cờ hoa từ hàng thập kỷ nay. Với những thay đổi trong bối cảnh ngành sản xuất nước này cùng sự ủng hộ lớn từ chính quyền Obama tiền nhiệm, khả năng chính quyền Trump muốn quay ngược cục diện vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

    Cuối cùng thì nguyên nhân chính cho việc thị trường lao động ngành sản xuất ngày càng thu hẹp hoàn toàn không hẳn do người Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, mà là ở công nghệ tự động hóa, và chính Trung Quốc cũng đang dần phải nếm trải thực tại này.

    Tham khảo MotherBoard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ