Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab

    AD - Nguyễn Hải,  

    Tham vọng trở thành một siêu ứng dụng, sẽ không có gì lạ nếu Grab đưa ra dịch vụ Grab Xích Lô thật.

    Ngày Cá tháng Tư vừa qua, người dùng Grab bất ngờ nhận được thông báo với nội dung "Xin chào, Grab Xích Lô đã chính thức ra mắt". Theo thông báo này người dùng có thể dùng Grab Xích Lô cho cả giao nhận lẫn di chuyển – một loại phương tiện mới đa năng hơn, tiện dụng hơn. Một mồi Câu quá thơm đối với các chú Cá trong ngày này.

    Ngay cả khi rất cẩn trọng trước mọi lời hứa hẹn trong ngày Cá tháng Tư, nhưng tôi cũng không thoát khỏi mồi câu của Grab vào ngày Cá. Lý do rất đơn giản, điều đó khá hợp lý đối với đặc trưng của hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Khi ô tô nên quá to lớn với nhiều con phố và ngõ nhỏ ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, còn xe máy lại có sức chuyên chở giới hạn, xích lô có thể trở thành loại phương tiện hợp lý có thể khắc phục nhược điểm của các phương tiện trên.

    Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab - Ảnh 1.

    Cho dù xích lô từ lâu đã bị hạn chế sử dụng trên nhiều tuyến phố tại cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng loại phương tiện này vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Bên cạnh một số ít vẫn được sử dụng để chuyên chở các mặt hàng cồng kềnh, đại đa số xích lô hiện tại đều được sử dụng như loại hình đặc trưng dành cho khách du lịch nước ngoài khi đến thăm Hà Nội.

    Thế nhưng điều khiến mồi câu của Grab trở nên hấp dẫn chính là vì tham vọng và kế hoạch trở thành một siêu ứng dụng của công ty này tại Việt Nam. Và nếu như Grab Xích lô không phải là một trò đùa trong ngày Cá tháng Tư, nó sẽ bổ sung thêm mảnh ghép cho bức tranh trở thành siêu ứng dụng tại Việt Nam.

    Siêu ứng dụng Grab

    Hiện tại, chỉ với một ứng dụng Grab đã có thể phục vụ đến bốn nhu cầu hàng ngày của người dùng Việt Nam, đó là các dịch vụ di chuyển (GrabTaxi, GrabCar, GrabBike), giao nhận hàng hóa (GrabExpress), giao nhận thức ăn (GrabFood) và các dịch vụ tài chính (ví điện tử GrabPay by Moca). Ngoài ra, ứng dụng này còn mang tới chương trình khách hàng thân thiết GrabRewards.

    Không chỉ có nhiều dịch vụ đáp ứng nhiều mặt trong cuộc sống người dùng Việt, mỗi dịch vụ đi kèm với Grab cũng đang không ngừng mở rộng tập người dùng của mình.

    Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab - Ảnh 2.

    Ví dụ, số lượng người dùng ví điện tử GrabPay by Moca đang tăng lên nhanh chóng. Grab tuyên bố, trong tháng 12 năm 2018, lượng giao dịch không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab đã tăng đến hơn 370% so với cùng kỳ năm trước.

    Không giới hạn ở việc thanh toán các giao dịch trong nền tảng của mình, Grab sẽ triển khai thêm tính năng thanh toán hóa đơn thông qua dịch vụ GrabPay by Moca, cũng như kỳ vọng trở thành ứng dụng thanh toán tiện ích cho nhiều dịch vụ khác nữa.

    Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab - Ảnh 3.

    Hàng dài các GrabFood chờ lấy đồ ăn để giao cho khách.

    Một ví dụ khác là dịch vụ GrabFood. Đây đang là dịch vụ giao nhận đồ ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam khi đã có mặt tại 15 tỉnh thành phố chỉ sau 7 tháng ra mắt. Theo số liệu của Grab, trong tháng 12 năm 2018, số đơn hàng GrabFood đã đạt mức tăng trưởng gấp 24 lần, số lượng đối tác kinh doanh đã tăng gấp 4 lần so với tháng 6 năm 2018.

    Với nền tảng là lượng tài xế giao nhận đông đảo, cùng số lượng người dùng có sẵn trên ứng dụng Grab, dễ hiểu tại sao GrabExpress đang là một trong những dịch vụ đặt giao hàng theo yêu cầu có mạng lưới rộng nhất cả nước. Theo thống kê của Grab, đến tháng 12 năm 2018, số đơn giao nhận hàng hóa của GrabExpress đã đạt mức tăng trưởng hơn 241% so với cùng kỳ.

    Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab - Ảnh 4.

    Mọi thứ vẫn chưa dừng ở đó

    Không chỉ vậy, để duy trì đà tăng trưởng của mình, mới đây Grab còn giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, GrabAcademy gồm các khóa học trực tuyến và các buổi hội thảo miễn phí về tiếp thị số dành cho các chủ shop đang là khách hàng của GrabExpress. Dịch vụ này nhằm cung cấp kinh nghiệm cho các chủ shop phát triển kinh doanh, cũng như gián tiếp mang lại lợi ích cho dịch vụ của Grab.

    Tại sao trò đùa Grab Xích Lô khiến nhiều người mắc bẫy? Vì nó quá hợp lý với tham vọng siêu ứng dụng của Grab - Ảnh 5.

    Chiến lược siêu ứng dụng của Grab còn mở rộng ra bên ngoài Việt Nam, khi vươn ra toàn khu vực Đông Nam Á. Tháng 10 năm 2018, Grab công bố nền tảng phần mềm API GrabPlatform, nhằm cho phép các đối tác tích hợp dịch vụ của họ vào nền tảng Grab.

    Cho đến nay, đã có hàng loạt ứng dụng dịch vụ kết nối trực tiếp với nền tảng này, bao gồm dịch vụ xem video theo yêu cầu hợp tác với HOOQ, chăm sóc sức khỏe hợp tác với Ping An Good Doctor, dịch vụ bảo hiểm hợp tác với ZhongAn International….

    Với mức độ bao phủ của siêu ứng dụng Grab, không lạ khi thông báo về dịch vụ "Grab Xích Lô" đã khiến nhiều người "cắn câu" và nghĩ rằng dịch vụ đó có thật. Nhưng chắc chắn trong tương lai không xa, với sự am hiểu thị trường Việt Nam, Grab sẽ tiếp tục tung ra các dịch vụ hấp dẫn và thú vị khác tới người dùng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ