Tảng băng trôi to gấp bốn lần rưỡi quận Long Biên vừa tách ra khỏi Nam Cực

    Long.J,  

    Việc này không phải điều gì đó quá bất ngờ, tuy nhiên đó là dấu hiệu đáng lo ngại về mực nước biển trong tương lai.

    Ảnh vệ tinh được chụp vào cuối tuần trước cho thấy một tảng bằng trôi có diện tích khoảng 267km2 - to gấp bốn lần rưỡi quận Long Biên (59,93km2) vừa tách ra khỏi sông băng đảo Pine (Pine Island Glacier) ở Nam cực.

    Việc này không phải điều gì đó quá bất ngờ, tuy nhiên đó là dấu hiệu đang lo ngại về mực nước biển trong tương lai.

    Sông băng đảo Pine là dòng sông băng tan chảy nhanh nhất ở Nam Cực - khu vực này chịu trách nhiệm cho 1/4 lượng băng mất mát của lục địa băng giá này, khoảng 45 tỷ tấn băng mỗi năm. Ảnh vệ tinh từ 23 -24/9 cho thấy một khe nứt đang phát triển giữa các tảng băng, tạo nên tảng băng trôi rộng 267km2.

    Theo quan sát của các nhà khoa học, tảng băng trôi mới hình thành này không ổn định, nó sẽ tạo ra hàng loạt các tảng băng nhỏ rồi trôi dạt ra biển. Tảng băng này vẫn chưa lớn bằng Larsen C thuộc bán đảo Nam Cực, có diện tích 5800km2 (to gấp 97 lần quận Long Biên).

    Vào thứ 7 vừa qua, chuyên gia quan sát vệ tinh Stef Lhermitte tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, đã đăng tải hình ảnh lấy từ vệ tinh Sentinel1 về tảng băng trôi mới nhất trên sông băng đảo Pine (PIG).

     Hình ảnh từ vệ tinh Sentinel1 cho thấy tảng băng trôi trên sông băng đảo Pine có diện tích khoảng 267km2

    Hình ảnh từ vệ tinh Sentinel1 cho thấy tảng băng trôi trên sông băng đảo Pine có diện tích khoảng 267km2

    Christopher A. Shuman, nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học Khí quyển tại NASA, đã xác nhận thông tin này thông qua vệ tinh MODIS và Landsat 8.

    Tảng băng vừa tách ra khỏi PIG gồm 10% băng Tây Nam Cực, đây là đặc điểm địa lý rất đáng lo ngại về mực nước biển trong tương lai. Đây là lần thứ 3 băng tách ra khỏi khu vực này, lần đầu vào năm 2013 (652km2) và tiếp theo vào năm 2915 (582km2).

    Shuman nói với Gizmodo rằng: "Kích cỡ của tảng băng này không phải vấn đề chính".

    "Dù tổn thất lần này không lớn như năm 2013, tuy nhiên điều này đáng lo ngại vì tảng băng trôi này tách ra từ thềm băng khá ổn định từ đầu thế kỷ 21 đến nay", ông nói thêm.

    Shuman cũng xác nhận rằng, các vết nứt được hình thành từ trung tâm và mở rộng về phía các cạnh. Sự nóng lên của trái đất cũng như các dòng nước ấm chảy qua nền sông băng khiến tốc độ tan chảy ở đây tăng lên chóng mặt. Trong khoảng 100 năm nữa, toàn bộ phần băng chìm của sông băng đảo Pine sẽ nổi lên mặt nước.

    Theo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ