Tất cả những gì bạn cần biết về quá trình Root smartphone Android

    Dee Tee,  

    Rất nhiều người dùng Android lựa chọn giải pháp root thiết bị của họ, nhưng liệu có phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về phương pháp bẻ khóa này.

    Nếu bạn là 1 người dùng Android lâu năm, nhiều khả năng thiết bị Android bạn đã được root, hoặc ít nhất bạn cũng từng nghe tới phương thức bẻ khóa thiết bijnafy. Thực tế không cần phải root, bạn vẫn có thể khai thác được tối đa tiềm năng của 1 thiết bị Android, nhưng chắc chắn khi có khả năng can thiệp sâu hơn vào hệ thống, tiềm năng của thiết bị sẽ được cải thiện rất nhiều.

    Dưới đây là những gì bạn cần biết về quá trình root một thiết bị Android.

    Root là gì?

    Đây là một thuật ngữ nhiều người biết tới, nhưng không phải ai cũng hiểu. Root vốn là quá trình xâm nhập để lấy quyền truy cập, sử dụng và thay đổi các lệnh, tập tin cũng như thư mục hệ thống. Các nhà sản xuất thường mặc định khóa quyền truy cập các phân vùng hệ thống dạng này, bởi thế quá trình Root là cần thiết.

    Khi đã được Root, thiết bị sẽ có khả năng cài đặt và chạy các ứng dụng đòi hỏi quyền đặc biệt (các quyền truy cập phân vùng hệ thống như đã nói ở trên). Bên cạnh đó, người dùng sẽ có thể xóa đi tất cả các ứng dụng được cài sẵn trên thiết bị (bloat-ware) để giải phóng bộ nhớ và tiết kiệm các tài nguyên khác. Một số ứng dụng nhất định có thể hoạt động ngay cả khi không có quyền root, tuy nhiên vẫn theo kèm một số tính năng hỗ trợ riêng cho các thiết bị đã root.

    Hiện nay không phải bất cứ thiết bị nào cũng có thể root, khả năng bẻ khóa máy Android phụ thuộc vào bootloader (có nhiệm vụ khởi động hệ điều hành hệ thống) và phiên bản của hệ điều hành. Một số máy chạy các phiên bản hệ điều hành mới nhưng bị khóa bootloader sẽ mất thêm nhiều thời gian để mở khóa thành phần này, sau đó mới có thể root máy.

    Một số câu hỏi về Root

    Đầu tiên, Root một thiết bị Android có hợp pháp hay không?

    Đây vốn là một câu hỏi đã tốn không ít giấy mực của báo giới và truyền thông trong những ngày đầu của Android. Tới nay, đã có rất nhiều quốc gia cho phép bẻ khóa và chiếm quyền quản lý các thiết bị số, với điều kiện không sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Một số cộng đồng lớn như tại châu Âu hay Ấn Độ đều đã ghi rõ điều này trong luật pháp của họ.

    Nhưng một số nơi khác, như Mỹ chẳng hạn, mọi thứ phức tạp hơn nhiều, cụ thể là Đạo luật về bản quyền kỹ thuật khiến rooting trở thành một hành động "bất hợp pháp". Gần đây nhất, Văn phòng Bản quyền của Hoa Kỳ đã đưa một số smartphone vào danh sách ngoại lệ, tức root cũng không làm sao cả. Trong thực tế, chưa có ai bị phạt vì root các thiết bị Android, nhưng hãy chắc chắn luật pháp của quốc gia nơi bạn đang sinh sống không cấm bạn làm điều này.

    Root có tiềm ẩn các nguy cơ dành cho thiết bị và thông tin của bạn?

    Khả năng thiết bị Android của bạn bị xâm nhập khi sau khi root không cao (không có nghĩa là nó thấp). Thực tế nguy cơ nhiễm mã độc trên các thiết bị Android đã root và chưa root là ngang bằng với nhau. Nguy cơ chỉ xảy ra khi người dùng không tỉnh táo trước những chiếc bẫy trên Internet.

    Bất lợi khi root máy là gì?

    Có không ít các lợi ích, thì cũng bao gồm nhiều các hạn chế dành cho thiết bị di động chạy Android đã root. Có thể kể tới đó là khả năng nâng cấp hệ điều hành tự động trên một số máy Android đã root gần như bằng không. Bạn sẽ không thể sử dụng phương thức OTA để nâng cấp phiên bản hệ điều hành hoặc cập nhật một số bản vá dành cho thiết bị nếu máy đã bị bẻ khóa.

    Với một số dòng sản phẩm, các nhà sản xuất có quyền từ chối bảo hành cho các máy Android đã root, bởi vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bẻ khóa thiết bị của mình. Bạn cũng hoàn toàn có khả năng loại bỏ quyền root khỏi thiết bị của mình, đơn giản là chạy lại toàn bộ file hệ thống theo cách thủ công. Điều này sẽ khiến bạn mất hết dữ liệu người dùng trước đó.

    Sau tất cả, bạn có muốn Root nữa không?

    Các quyền truy cập hệ thống sau khi root có đủ hấp dẫn hầu hết người dùng hay không, câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người dùng. Tôi sẽ đưa ra thêm 5 lý do để bạn root máy, và 5 lý do khác làm cân đối lại việc root máy.

    Tại sao bạn nên Root thiết bị Android

    - Dễ dàng xóa bỏ các ứng dụng mặc định vô dụng để giải phóng tài nguyên

    - Truy cập vào custom recovery để backup lại toàn bộ hệ thống

    - Có thể sử dụng những app yêu cầu quyền root, và các tính năng đòi hỏi quyền root

    - Ép xung hoặc giảm xung chip xử lý

    - Khám phá thế giới của rất nhiều phiên bản ROM được tùy biến các tính năng thú vị

    Vì sao không nên?

    - Bị mất quyền cập nhật phần mềm tự động từ hãng

    - Một số ứng dụng không thể hoạt động trên các thiết bị đã root, thường liên quan tới tài chính ngân hàng

    - Không ít thiết bị sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian và công sức để mở khóa, bởi bootloader bị nhà sản xuất khóa chặt

    - Có thể mất bảo hành

    - Một số ứng dụng sau khi truy cập được quyền root có khả năng gây ra các tác hại cho hệ thống

    Cách root các thiết bị Android

    Không có một phần mềm hay phương thức cố định nào cho tất cả các máy Android. Tùy thuộc vào dòng sản phẩm, hệ điều hành cũng như các tính chất đặc thù của thiết bị mà quá trình root máy diễn ra khác nhau.

    Có không ít các ứng dụng trên máy tính và điện thoại như KingRoot hay TowelRoot sẽ giúp thực hiện toàn bộ quá trình root máy cho người dùng. Nhưng cũng có không ít các thiết bị đòi hỏi bạn phải gõ từng câu lệnh để bé khóa thiết bị.

    Dù theo cách nào đi nữa, hãy luôn chắc chắn trước khi root các thiết bị Android, lợi thì có lợi, nhưng cũng tồn tại không ít hạn chế.

    Tham khảo AndroidAuthority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ