Tên các công cụ hack mà Cơ quan An ninh Mỹ sử dụng đều liên quan đến chuối

    Neo,  

    Có vẻ như chuối là hoa quả ưa thích chung của các chuyên gia bảo mật của NSA khi rất nhiều công cụ hack được đặt tên liên quan tới chuối.

    Nhìn vào danh sách gần 40 công cụ hack, khai thác dữ liệu của NSA bị nhóm hacker bí ẩn tự xưng là "The Shadow Brokers" tung lên mạng, chúng ta có thể dễ dàng hình dung về các công cụ và thủ thuật hack khác nhau mà NSA sử dụng trong năm 2013.

    Mustafa Al-Bassam, một sinh viên khoa học máy tính tại Đại học Hoàng gia London, đã tỉ mỉ liệt kê tất cả những phần mềm, công cụ hack trong dữ liệu mà "Shadow Brokers" tung lên mạng. Một số công cụ được đặt tên rất hài hước và có rất nhiều cái tên liên quan tới chuối như:

    - Epic Banana: Một công cụ khai thác dữ liệu dùng cho phần cứng và phần mềm Cissco.

    - Banana Glee: Một phần mềm cấy ghép vào một số thiết bị nhất định của Cissco.

    - Banana Ballot: Phần mềm có liên quan tới những phần mềm cấy ghép khác.

    - Banana Liar: Phần mềm có liên quan tới những phần mềm khác.

    - Và cuối cùng là Bannana Ballot.

    Một nhân viên NSA đã xác nhận những tài liệu bị rò rỉ là thật. Hai trong số phần mềm cấy ghép được liệt kê trong tài liệu là Jet Plow và Banana Glee đã từng xuất hiện trong tài liệu PowerPoint mà Edward Snowden tiết lộ.

    Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta có dịp biết tới bộ công cụ hack của nhóm hacker làm việc cho NSA, hay còn được biết tới với tên gọi Tailored Access Operations. Snowden đã từng tiết lộ hơn 50 trang tài liệu liệt kê tất cả những phần mềm hiện đang được NSA sử dụng. Và trong danh sách đó cũng không thiếu những cái tên kỳ quái. Có vẻ như phong cách đặt tên phần mềm không giống ai này đã xuất hiện tại NSA từ rất lâu và được duy trì tới tận bây giờ.

    Rất nhiều chuyên gia đã vào cuộc để tìm hiểu xem ai là người đứng đằng sau "Shadow Brokers". Một số chuyên gia nhận định rằng Nga đứng đằng sau vụ hack này, một số khác tin rằng những tài liệu này được chính nhân viên của NSA phát tán và "Shadow Brokers" chỉ là một vỏ bọc giúp anh ta/cô ta che dấu danh tính.

    Và giả thuyết về một nhân viên phản bội NSA hoàn toàn có cơ sở.

    "Tôi muốn nói rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra", một hacker từng làm việc cho NSA chia sẻ với điều kiện được giấu tên. "Tôi đã làm việc tại đó nên tôi biết chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể ai đó đã copy nhầm dữ liệu. Có rất nhiều cách để những tài liệu này xuất hiện công khai trên mạng".

    Theo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày