Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT

    Quang Vũ ,  

    Sự đa dạng hoá về thế hệ và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tạo ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp IT trong việc cân bằng gắn kết giữa nhân viên, nhưng vẫn đảm bảo năng suất làm việc hiệu quả đồng nhất của đội ngũ.

    Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT- Ảnh 1.

    Zuhlke Engineering Vietnam 2 năm liên tiếp nằm trong "Top Công ty IT Tốt nhất Việt Nam". Ảnh: ITviec

    Đặc điểm  xu hướng phát triển thế hệ

    Lực lượng lao động IT trong doanh nghiệp hiện nay là bức tranh đa dạng với sự góp mặt của ba thế hệ chính: Thế hệ X (1965-1980), Millennials (1981-1996) và Thế hệ Z (1997-2010). Với bối cảnh ra đời và sinh sống khác nhau, trong khi thế hệ X gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận xu hướng công nghệ mới thì Millennials và thế hệ Z lại có khả năng thích ứng nhanh chóng.

    Tuy nhiên, những thế hệ trẻ cũng nhận nhiều định kiến về sự thiếu sót trong các kỹ năng mềm và phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp. Theo khảo sát từ ResumeBuilder.com năm 2024, 58% Quản lý Tuyển dụng lo ngại khi tuyển thế hệ Z do thái độ thiếu chuyên nghiệp trong công việc; một khảo sát khác của họ cũng cho thấy cứ 3 người thuộc thế hệ Millennials và Z thì sẽ có 1 người không muốn phát triển lên vị trí Quản lý, với lý do ưu tiên cuộc sống cá nhân

    Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT- Ảnh 2.

    GeoComply Vietnam vui mừng khi lần thứ 3 lọt Top Công ty IT Tốt nhất Việt Nam. Ảnh: ITviec

    Với sự khác biệt cả về trải nghiệm sống, góc nhìn cũng như cách thức làm việc, bài toán "khoảng cách thế hệ" trong đội ngũ IT vẫn luôn được cân nhắc trong các doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm phương án tối ưu, giúp tăng gắn kết và nâng cao hiệu quả làm việc.

    Doanh nghiệp cần làm gì để thu hẹp "khoảng cách thế hệ"?

    1. Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt và tích cực

    Các chuyên gia IT thường có khối lượng công việc dày đặc trong các dự án khác nhau và đòi hỏi sự tập trung cao. Vì vậy, mô hình làm việc từ xa hoặc linh động (Hybrid) đã được triển khai ở nhiều công ty IT.

    Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty có mặt trong danh sách Công ty IT Tốt nhất Việt Nam 2024 của ITviec (được công bố bởi ITviec - nền tảng tuyển dụng IT hàng đầu Việt Nam). Với trọng tâm phát triển con người, đa số các công ty đều thực hiện mô hình làm việc linh hoạt, tối thiểu hóa thời gian làm ngoài giờ và tạo điều kiện để nhân viên cân bằng công việc - cuộc sống.

    Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT- Ảnh 3.

    Home Credit Việt Nam kỷ niệm lần đầu tiên lọt Top Công ty IT Tốt nhất Việt Nam 2024. Ảnh: ITviec

    2. Tăng cường văn hóa giao tiếp cởi mở và hiệu quả

    Giao tiếp hiệu quả là nền tảng của sự hợp tác nhóm thành công, đặc biệt trong môi trường làm việc đa thế hệ. Với các nhà lãnh đạo và quản lý, lắng nghe và cập nhật thường xuyên nhận xét của nhân viên là chìa khóa để đánh giá tổng thể năng suất đội ngũ và đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp, kịp thời.

    Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT- Ảnh 4.

    Đại diện Bosch Global Software Technologies Company Limited và ITviec chụp ảnh lưu niệm cùng giải thưởng "Công ty IT Tốt nhất Việt Nam 2024". Ảnh: ITviec

    Tại Bosch, các kỹ sư trẻ Việt Nam có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và kiến thức khi tham gia vào những dự án đa quốc gia, đồng thời thể hiện khả năng thông qua các cuộc thi và hoạt động cấp quốc tế. Tiêu biểu tại cộng đồng chuyên gia Developer của Bosch trên thế giới - Developer Advocate Network, các bạn không chỉ có những đóng góp tích cực, mà còn ghi dấu ấn khi giữ 1 trong 9 vị trí thành viên ban lãnh đạo. Bosch còn tin rằng, việc triển khai chương trình phát triển lãnh đạo "Reverse Mentoring" giúp các nhà lãnh đạo có thêm góc nhìn mới từ những chia sẻ và quan điểm của thế hệ trẻ.

    GFT Technologies Việt Nam cũng rất đa dạng trong xây dựng văn hóa giao tiếp và gắn kết nội bộ. Công ty tổ chức hoạt động Town Hall hàng quý để tất cả nhân viên có thể nêu lên ý kiến, nhận xét hoặc quan ngại về bất kỳ chủ đề gì một cách thẳng thắn nhất qua hình thức ẩn danh. Ngoài ra, giải đấu Esport thường niên cũng là một trong những điểm sáng giúp GFT Technologies Việt Nam kết nối được nhân sự ở mọi lứa tuổi/thế hệ có cùng sở thích. Được biết, chương trình được xây dựng dựa trên khảo sát từ nhân viên hàng quý.

    3. Phát triển các hoạt động đào tạo, đánh giá và gắn kết các thế hệ

    Việc tổ chức các hoạt động tập thể là một hướng giải quyết vô cùng hiệu quả để kéo gần hơn khoảng cách giữa các thế hệ. Đó là lý do hầu hết các công ty có mặt trong Top Công ty IT tốt nhất Việt Nam 2024 đều định hướng tổ chức Workshop hay Hackathon như hoạt động thường niên của tổ chức.

    Ngoài ra, FireGroup với chương trình Buddy Program - kết nối các tiền bối trong công ty để hỗ trợ các bạn nhân viên mới dễ dàng hòa nhập và làm quen với môi trường mới cũng là chính sách đáng để nhân rộng.

    Thế hệ mới, thách thức mới: Xóa nhòa khoảng cách thế hệ trong đội ngũ IT- Ảnh 5.

    Đại diện ITviec và FireGroup trao nhận cúp "Công ty IT tốt nhất Việt Nam 2024". Ảnh: ITviec

    Ứng dụng ngay 3 gợi ý bên trên, từ Top 30 Công ty IT Tốt nhất 2024 để hiểu về mong muốn của các nhân viên và thu hẹp khoảng cách thế hệ, tạo tiền đề phát triển môi trường làm việc bền vững cho các nhân tài IT.  

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày