Theo các nguồn tin từ mạng xã hội thì anh chàng này đã chết đủ 3 lần ở 3 nơi khác nhau

    Kushman,  

    Nếu khuôn mặt này trông có vẻ quen thuộc, đó là bởi vì có thể bạn đã nhìn thấy anh ta trong một số vụ khủng bố gần đây.

    Nếu khuôn mặt này trông có vẻ quen thuộc, đó là bởi vì có thể bạn đã nhìn thấy anh ta trong một số vụ khủng bố gần đây. Có vẻ như anh chàng này đã thiệt mạng ba lần từ tháng một, gần đây nhất là trong vụ khủng bố tại sân bay Ataruk, Istabul. Một cuộc điều tra từ France24 đã cho đáp án về vụ việc này:

     Ảnh chụp twitter bởi France24

    Ảnh chụp twitter bởi France24

    Anh chàng này đã được biết đến trên mạng xã hội với tư cách nạn nhân của một số vụ khủng bố gần đây bao gồm vụ va chạm máy bay EgyptAir tháng vừa rồi, vụ xả súng tại quán bar đồng tính tại Orlando, và vụ tấn công dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kì vừa rồi. Anh ta cũng có liên quan tới nhiều vụ việc bao gồm vụ việc cảnh sát Mexico xả súng vào dân thường biểu tình đòi cải cách giáo dục. Nhưng lần này thay vì là nạn nhân, cư dân mạng cho rằng anh chính là người ra lệnh bắn.

    Tất cả những điều này thực ra là sai sự thật. Đáng tiếc là các vụ việc giả này là do cánh báo chí đưa tin; cụ thể, bức ảnh người đàn ông này nằm trong một clip của tạp chí New York Times về các nạn nhân vụ xả súng tại Orlando. Theo một bài báo BBC về những lời đồn internet, một nhóm điều tra mang tên France24 đã quyết định tìm hiểu rõ người này thực ra là ai và tại sao điều này lại xảy ra với anh ta.

    Hoá ra người này thực ra là một kẻ lừa đảo và trò đùa này là cách mà các nạn nhân của anh ta đang trả đũa. Những cư dân mạng dựng lên trò đùa này đều kể cho France24 một câu chuyện giống nhau, họ đều biết anh ta và anh ta đã lừa tiền họ, người ít cũng lên tới 1.000 USD. “Mục tiêu của chúng tôi là phá huỷ thanh danh của anh ta,” theo một người có liên quan cho biết, “Chúng tôi muốn cả thế giới biết mặt hắn ta.”

    France24 đã liên lạc được với người trong ảnh, nhưng từ chối cho biết tên thật của anh. Anh ta hiện đang ở Mexico và thừa nhận rằng có phạm phải một số rắc rối pháp luật. Anh trả lời France24 rằng “ảnh của tôi ở khắp mọi nơi là vì họ bắt đầu trò đùa này vì một tranh chấp pháp lí.” Hiện anh đã liên lạc với các phương tiện thông tin đại chúng như BBC và New York Times để yêu cầu xoá ảnh, “nhưng họ không bao giờ trả lời.”

    Một người có thể làm gì trong trường hợp này? Tại phần lớn các nước, luật pháp về xúc phạm danh dự trên mạng vẫn còn rất mơ hồ. Các điều luật về phương tiện đại chúng có thể được áp dụng, và nạn nhân có thể kiện. Án phạt có thể rất hà khắc và có thể lên mức tù.

    Đây cũng là ví dụ cho thấy thông tin từ mạng xã hội đang trở nên đáng sợ như thế nào.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ