Thị trường thanh toán di động: Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu

    A.D,  

    Trong tuần vừa qua một đoạn clip ngắn quay cảnh một con quạ tinh ranh đã tìm cách ăn trộm thẻ tín dụng của hành khách để mua vé tàu đã trở thành tiêu điểm trên Twitter. Đoạn clip chưa đầy một phút này đã có gần 3 triệu lượt xem, 110.000 like và đến 53.000 lượt re-tweet lại. Đoạn clip này cho ta thấy hai điều đáng chú ý: loài quạ thông minh hơn chúng ta tưởng, và thanh toán qua thẻ kém bảo mật hơn chúng ta tưởng.

    Những mối lo ngại khi thanh toàn bằng thẻ hay tiền mặt

    Đến quạ cũng có thể lấy được thông tin thẻ của con người vậy con người với con người thì sao? Mối nguy đó còn rõ ràng hơn. Chỉ cần Google “mất thẻ ATM, mất thẻ tín dụng”, bạn có thể bắt gặp hàng triệu kết quả trả về các tin tức về mất thẻ ATM, thẻ tín dụng, khiến người tiêu dùng bất an.

    Liên tiếp những năm 2016 tới 2018, nhiều trường hợp mất tiền qua thẻ xuất hiện. Anh D.A báo cáo tiền trong thẻ bỗng dưng bị rút ở nước ngoài, dù bản thân đang ở Việt Nam. Chủ thẻ T. ở quận 7, tp. Hồ Chí Minh bỗng dưng mất 72 triệu đồng từ 36 lần rút liên tục. Anh H. tại Hai Bà Trưng, Hà Nội bị trừ hơn 300 USD do giao dịch ở Mỹ dù anh chưa bao giờ tới đây.

    Vậy mới thấy, bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thanh toán. Không giống như thẻ ATM, thẻ tín dụng có thể thực hiện thanh toán chỉ bằng cách quẹt thẻ vào máy thanh toán mà không cần người dùng phải nhập mã pin. Điều này như một con dao hai lưỡi với người tiêu dùng, trong khi nó làm gia tăng độ tiện dụng trong khi thanh toán cho người dùng, nó cũng chứa đầy rủi ro trong trường hợp mất trộm thẻ hoặc số thẻ tín dụng.

    Thị trường thanh toán di động: Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu - Ảnh 1.

    Để dung hòa giữa việc đảm bảo sự tiện dụng cho người dùng và tăng cường khả năng bảo mật trong quá trình thanh toán, các phương thức thanh toán qua smartphone nổi lên như một sự lựa chọn tất yếu. Smartphone đã trở thành vật bất ly thân với số đông người dùng, đại diện ngân hàng Sacombank tiết lộ số người tiêu dùng mỗi tháng mua hàng bằng smartphone ít nhất 1 lần chiếm tỷ lệ lên tới 70%. Với một số hình thức thanh toán di động tân tiến, như Samsung Pay, người dùng có thể sử dụng cả smartwatch để thanh toán, giúp hành trang bên mình còn đơn giản hơn nữa.

    Quan trọng là với thanh toán qua di động, điển hình như Samsung Pay, số thẻ và thông tin của bạn không thể bị lộ. Kể cả khi điện thoại của bạn có bị đánh cắp, kẻ gian cũng không thể lấy được thông tin bên trong smartphone vì những biện pháp bảo mật bằng sinh trắc học của smartphone đủ sức làm nản lòng những hacker tài giỏi nhất.

    Không chỉ là vật bất ly thân với mọi người, các smartphone đang cho thấy thiết bị này là phương tiện thanh toán an toàn và bảo mật hơn nhiều so với cả tiền mặt và thẻ thanh toán, ngay cả trong những trường hợp người dùng bất cẩn.

    Điện thoại có thể mất – nhưng tiền thì không

    Với tiền mặt, khi bạn đánh rơi hay để quên ví, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã mất số tiền đó. Với thẻ tín dụng, mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nữa. Quên thẻ tín dụng mà bạn không phát hiện kịp để khóa thẻ, có nghĩa là kẻ xấu có thể dễ dàng sử dụng số tiền trong thẻ của bạn, thậm chí là vượt quá số tiền đó. Dù bạn có hy vọng lấy lại được số tiền đó khi liên hệ với ngân hàng, điều này cũng khá phiền phức và không chắc chắn.

    Nhưng với các smartphone hiện tại, để quên hoặc đánh mất điện thoại không có nghĩa là mọi việc đã kết thúc. Các lớp bảo mật vững chắc thông qua mật khẩu hoặc các dấu hiệu sinh trắc học như, dấu vân tay, mống mắt và thậm chí cả gương mặt bạn, khiến việc mở khóa thiết bị trở nên gần như bất khả thi nếu không có các thiết bị chuyên dụng.

    Điểm yếu dễ bị khai thác nhất của các thẻ thanh toán chính là số thẻ, khi chúng luôn hiện diện ngay trên bề mặt thẻ. Từ đó nó dễ dàng bị sao chép khi camera tại nơi thanh toán hoặc các nhân viên cửa hàng, thậm chí ngay bản thân các máy POS cũng có thể bị cài đặt những máy theo dõi để ghi lại số thẻ thanh toán đã quẹt. Đây cũng chính là điểm làm nên khác biệt giữa thanh toán di động và các biện pháp thanh toán khác. Trong đó phải kể đến công nghệ thanh toán di động rất phổ biến hiện nay là Samsung Pay, đang sử dụng giải pháp bảo mật tokenization để thay thế số thẻ thực bằng một dãy số khác. Điều này giúp ngăn chặn dữ liệu và thông tin thẻ bị tiết lộ ra bên ngoài khi thực hiện thanh toán.

    Nhận xét về tính bảo mật, đại diện ngân hàng Maritime cho biết: “Hình thức chi trả hóa đơn qua Samsung Pay chạy độc lập, không cần kết nối internet, 3G hay wifi mỗi khi thanh toán nên khá thuận tiện cho các chủ thẻ Maritime Bank Mastercard và hơn hết với công nghệ này đã chấp nhận thanh toán rộng rãi tại hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trong nước. Trong quá trình cài đặt, các thông tin thẻ của Maritime bank đã được đưa vào ứng dụng Samsung Pay và được mã hóa thành một dãy số riêng, không thể sao chép hay truy ngược lại số thẻ gốc nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật”.

    Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Giám Đốc VCCorp, phụ trách khối Thương mại Điện tử khi sử dụng thanh toán di động, tính an toàn được đảm bảo hơn rất nhiều. Thậm chí, anh Lê Nguyên Khang, Trưởng phòng An toàn thông tin VCCORP còn cho rằng sự an toàn trong hình thức này là gần như tuyệt đối. Vì thông tin thẻ lúc này sẽ được điện thoại mã hóa, chỉ áp dụng cho một lần giao dịch duy nhất. Khi người dùng thanh toán, giao dịch diễn ra tức thì nên kể cả kịch bản hacker có đánh cắp được dữ liệu trong điện thoại thì họ cũng không đủ thời gian để kịp giải mã, can thiệp vào giao dịch.

    Tạo được niềm tin về bảo mật là lý do khiến Samsung Pay thành công ngay ở giai đoạn đầu triển khai ở Việt Nam. Theo thống kê, đã có gần 400.000 lượt người dùng đăng ký và 500.000 giao dịch thành công qua Samsung Pay, nâng tổng giá trị giao dịch lên đến 350 tỷ đồng bên cạnh những phản hồi tích cực từ người dùng. Đều quan trọng hơn cả là ứng dụng này vẫn nỗ lực đảm bảo duy trì một trải nghiệm đơn giản khi người dùng sử dụng chúng để thực hiện thanh toán.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ