Thoát khỏi mối đe dọa thâu tóm của Broadcom tưởng như là tin vui với Qualcomm, nhưng bí mật bên trong lại tiết lộ sự thật hoàn toàn khác

    tvd,  

    Qualcomm đang gặp nhiều khó khăn hơn những gì chúng ta thấy từ bên ngoài.

    Giới công nghệ rất quan tâm tới thương vụ Broadcom thâu tóm Qualcomm, một số người cho rằng việc sáp nhập sẽ tạo ra một gã khổng lồ thống trị mảng chip di động và đủ sức đè bẹp cả ông vua Intel. Tuy nhiên đối với người trong cuộc, Qualcomm lại không hề muốn phải bán mình một chút nào.

    Thật may là Tổng thống Donald Trump mới đây đã ban hành một lệnh cấm, nhằm ngăn chặn Broadcom của Singapore có thể thâu tóm Qualcomm. Nguyên nhân được đưa ra là do những lo ngại rằng thương vụ này sẽ đe dọa các vấn đề an ninh của Mỹ. Nhờ vậy mà Qualcomm có thể tạm thời thoát khỏi mối đe dọa thâu tóm của Broadcom.

     Thoát khỏi mối đe dọa Broadcom tưởng như là tin vui đối với Qualcomm, nhưng sự thật lại có rất nhiều vấn đề phía sau.

    Thoát khỏi mối đe dọa Broadcom tưởng như là tin vui đối với Qualcomm, nhưng sự thật lại có rất nhiều vấn đề phía sau.

    Tuy nhiên nhà sản xuất chip di động vẫn còn rất nhiều khó khăn phải đối mặt phía trước. Đó là cuộc chiến pháp lý với Apple đe dọa hợp đồng cung ứng chip modem cho iPhone, sự sụt giảm lợi nhuận và những khó khăn đối với mảng kinh doanh cấp phép bằng sáng chế. Tất cả những rắc rối này đang khiến nhà đầu tư mất lòng tin với CEO Steve Mollenkopf.

    Bên trong nội bộ của Qualcomm đang xảy ra những vấn đề nghiêm trọng. Bắt đầu từ việc Broadcom cố gắng chiếm lấy 6 chiếc ghế trong hội đồng quản trị của Qualcomm. Mặc dù lệnh cấm mới đây của Tổng thống Trump đã ngăn chặn điều đó xảy ra, nhưng cuộc bỏ phiếu đã tiết lộ những kết quả bất ngờ.

    Đầu tiên là việc kết quả cho thấy Broadcom đã giành được cả 6 ghế. Tiếp đó là hơn một nửa số phiếu bầu cho thấy CEO Steve Mollenkopf chỉ nhận được số phiếu tín nhiệm thấp thứ hai trong số những người được đề cử vào hội đồng quản trị. Các cổ đông của Qualcomm đang dần mất niềm tin vào vị giám đốc điều hành này.

    Nhiều khả năng trong cuộc họp giữa ban giám đốc Qualcomm và các cổ đông vào ngày 23 tháng 3 tới đây, CEO Steve Mollenkopf sẽ phải đối mặt với một sức ép rất lớn. Ngay cả khi ông Mollenkopf tiếp tục giữ được chế ghế của mình, vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết.

     CEO Steve Mollenkopf đang đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

    CEO Steve Mollenkopf đang đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.

    CEO Steve Mollenkopf đã từng thuyết phục các cổ đông rằng, Qualcomm đang hướng đến một mảng kinh doanh mới và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận. Đó chính là sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính xách tay, hợp tác cùng với Microsoft trong dự án Windows 10 trên các chip di động ARM.

    Kế hoạch mới này của Qualcomm cũng khá hứa hẹn, nhưng lại chưa có gì đảm bảo. Hơn thế nữa, Qualcomm cũng đã tự đặt mình vào tình thế khó khi phải cạnh tranh trực tiếp với Intel, trên sân chơi mà Intel đang thống trị.

    Bên cạnh đó, Qualcomm đang cố gắng hoàn tất thương vụ thâu tóm nhà sản xuất chip NXP Semiconductors. Thương vụ này đã kéo dài hơn một năm, nhưng vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng. Qualcomm tin rằng việc thâu tóm NXP sẽ mở đường cho việc cung ứng chip trong ngành ô tô và công nghiệp khác.

    Qualcomm đã gặt hái được nhiều thành công với dòng chip di động Snapdragon, tuy nhiên phần lớn lợi nhuận của nhà sản xuất này lại đến từ việc cấp phép công nghệ và chip modem. Cả hai mảng kinh doanh này lại đang bị đe dọa nghiêm trọng, bắt nguồn từ cuộc chiến pháp lý với Apple.

    Trong khi Apple lại là khách hàng lớn nhất của Qualcomm, sự tham lam đã khiến nhà sản xuất chip này phải chịu thiệt hại hơn 2 tỷ USD mỗi năm. Apple buộc tội Qualcomm lạm dụng vị trị thống trị của mình để tăng giá cấp phép các bằng sáng chế, liên quan đến việc sử dụng chip modem kết nối di động.

    Không chỉ có Apple, Chính phủ các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và cả Châu Âu cũng cáo buộc Qualcomm vì hành vi độc quyền và ép giá. Mỹ cũng bắt đầu điều tra Qualcomm, lệnh cấm nhằm ngăn chặn thương vụ Broadcom - Qualcomm của Tổng thống Donald Trump cũng chính là để loại bỏ một mối đe dọa với ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ.

    Có thể Mỹ lo sợ nếu như Broadcom của Singapore thâu tóm được Qualcomm, liên minh này sẽ lợi dụng vị thế độc quyền và thống trị của mình để gây khó dễ cho các công ty công nghệ của Mỹ. Giá cổ phiếu của Qualcomm vừa sụt giảm 4,5% sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, có vẻ như các nhà đầu tư lại hy vọng rằng Qualcomm có thể bán mình để giải quyết các khó khăn trước mắt.

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ