Mang tính năng mới của Jelly Bean lên mọi thiết bị Android 4.0

    Ánh Vân,  

    Vỏ 4.1 ruột 4.0.

    Bên cạnh việc công bố chiếc máy tính bảng giá rẻ Nexus 7, hội nghị Google I/O 2012 còn giới thiệu phiên bản Android 4.1 Jelly Bean với nhiều tính năng mới hấp dẫn. Số hiệu 4.1 cho thấy đây chỉ là một bản cập nhật bổ sung cho phiên bản 4.0 Ice Cream Sandwich, song Jelly Bean vẫn có nhiều điểm mới rất thú vị. Nổi bật là tính năng tìm kiếm thông minh Google Now, cải tiến thanh thông báo Notification, bàn phím tiên đoán dữ liệu tự động, giao diện mới,...
     
    Nếu thiết bị chưa hỗ trợ cập nhật lên Jelly Bean, bạn có thể áp dụng những thủ thuật sau đây để trang bị những tính năng mới của Android 4.1 Jelly Bean lên những thiết bị Android cũ.
     
    1. Launcher
     

     
    Để “Jelly Bean hóa” cho thiết bị Android cũ, trước tiên bạn phải cài đặt một ứng launcher để tùy biến giao diện cho Android sao cho giống với giao diện Jelly Bean nhất. Có hai ứng dụng mà bạn có thể sử dụng là Jelly Bean Launcher và Holo Launcher. Cả hai ứng dụng đều có những tính năng tùy biến biểu tượng, màn hình nền, thanh dock, co giãn kích thước widget, điều khiển homescreen bằng cử chỉ,…
     
     
     
     
    2. Wallpaper
     

     
    Sau khi dùng ứng dụng launcher để đổi giao diện cho màn hình chủ, bạn cần cài thêm các wallpaper của Jelly Bean vào máy. Có hai loại wallpaper tĩnh và động (live wallpaper), bạn tải cả hai theo link dưới đây.
     

     
     
     
    3. Thanh trạng thái
     

     
    Thanh trạng thái (Status Bar) là thanh hiển thị thông tin về dung lượng pin, nhà mạng, kết nối Wi-Fi ở đầu màn hình. Không chỉ giúp chuyển giao diện thanh trạng thái theo phong cách Jelly Bean, ứng dụng Jelly Bean StatusBar còn có thêm nhiều tính năng thú vị khác. Bạn có thể lựa chọn những thành phần muốn hiển thị lên thanh trạng thái tùy theo ý thích, và khôi phục thanh trạng thái về như ban đầu rất dễ dàng. Jelly Bean StatusBar còn cho phép lựa chọn ra những ứng dụng mà không muốn chúng hiển thị thông báo lên thanh trạng thái.
     
     
    4. Bàn phím
     

     
    Bàn phím Jelly Bean có tính năng tiên đoán dữ liệu thông minh giúp người dùng tiết kiệm thời gian mỗi khi soạn văn bản trên di động. Bạn có thể bổ sung thêm tính năng này vào Ice Cream Sandwich, bằng cách cài thêm ứng dụng Jelly Bean Keyboard. Dù bàn phím có giao diện không giống lắm, song cách thức hoạt động của Jelly Bean Keyboard không khác là mấy so với bàn phím trên Jelly Bean. Mặc định Jelly Bean Keyboard tích hợp sẵn bộ ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể tải thêm một số ngôn ngữ khác như Pháp, Ý, Đức,… Cách tải được ghi ở trang tải ứng dụng trên Google Play.
     
     
    5. Google Now & Tìm kiếm bằng giọng nói
     

     
    Google Now là tính năng sáng giá của Jelly Bean, cho phép bạn tìm kiếm thông tin theo thời gian thực, hiển thị kết quả thời tiết, giao thông, thông tin du lịch dựa vào hành vi và địa điểm người dùng. Để có thể sử dụng tính năng Google Now trên Android Ice Cream Sandwich, thiết bị phải được root và bạn thực hiện theo các bước sau:
     
    - Tải file GoogleNowVoiceSearch.apk tại đây. Tải xong, bạn tiến hành cài đặt nhưng khoan thực thi ứng dụng.
     
    - Dùng ứng dụng quản lý tập tin (ES File Explorer, Solid Explorer, Astro File Manager,…) tìm đến thư mục system/app trên Android, đổi tên file GoogleQuickSearchBox.apk thành GoogleQuickSearchBox.bak.
     
    - Tải file Velvet-thes0o-5.apk tại đây, đổi tên file này thành GoogleQuickSearchBox.apk.
     
    - Di chuyển file GoogleQuickSearchBox.apk vào thư mục system/app, thiết lập quyền RW-R-R cho tập tin.
     
    - Khởi động lại thiết bị.
     
    - Sau khi khởi động, bạn nhấn vào ứng dụng Voice Seach, chạm vào biểu tượng hình micro trên hộp tìm kiếm, chọn Voice Search for Google Now để sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói của Google Now.
     

     
    Theo cách này, bạn có thể trải nghiệm các tính năng hay của Google Now như gợi ý từ khóa, lưu lịch sử tìm kiếm, phát lại lệnh tìm kiếm đã đọc, và có thể tùy biến nhiều nội dung khác.
     

     
    Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế là sau khi đọc lệnh tìm kiếm, bạn phải nhấn vào nút tìm kiếm để hiện ra kết quả, chứ chương trình không tự tìm kiếm như phiên bản Google Now chính thức.
     
    6. Màn hình boot
     

     
    Nexus 7 là thiết bị đầu tiên sử dụng hệ điều hành Jelly Bean và có màn hình khởi động với hiệu ứng của Jelly Bean. Để thay đổi màn hình boot cho giống với Nexus 7, bạn thực hiện như sau:
     
    - Tải file nexus7.zip tại đây.
     
    - Đổi tên file nexus7.zip thành bootanimation.zip.
     
    - Chép file bootanimation.zip vào thư mục /system/media.
     
    - Khởi động lại máy để xem kết quả.
     
    Tham khảo: Addictivetips
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày